Nét trầm mặc nơi phố núi Gia Lai

ANTĐ -Nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 12km, tọa lạc ở số 14 A đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, chùa Minh Thành với kiến trúc bề thế được tạo nhấn bởi tòa tháp uy nghi là dấu ấn lớn góp phần làm đẹp hơn phố núi này.

Những hình ảnh về không gian, kiến trúc chùa Minh Thành

Ngôi chính điện có hai tầng, Đại Hùng Bửu Điện, Đại Bi Điện

 Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất ở khu vực Tây Nguyên

Hiện tại ngôi chùa đang được tu bổ mở rộng trên mặt bằng trên 20.000m2

Khi mở cánh cửa tòa bảo tháp,phật tử được chiêm ngưỡng đức phật nghìn tay nghìn mắt, an tọa chính diện

Các tượng Phật được bài trí áp vách với hơn 3.000 bức. Đặc biệt, 18 bức tượng La Hán được làm hoàn toàn từ gỗ mít, mỗi bức tượng cao 1,3 m nặng gần 300 kg, tất cả đều được sơn vàng rất hài hòa và đẹp mắt.

Những cánh cửa ra vào được chạm khắc nhiều họa tiết tinh xảo

Theo nhà sư trụ trì, những hình ảnh quen thuộc của nhiều ngôi chùa Việt Nam được kết tinh tại chùa Minh Thành như mái chùa Một Cột, góc đao chùa Tây Phương, gác chuông chùa Keo - Thái Bình

Bảo tháp Xá Lợi với chiều cao 40 m là một trong những công trình lớn nhất ở thành phố Pleiku

Ngoài không gian kiến trúc bề thế, còn có những cây thông bon sai giá trị nghệ thuật

Không gian bao quanh xen lẫn nhiều khoảng trống trồng cây xanh tạo cảnh trầm mặc

Những chậu cây thế xếp quanh sân chùa

Khuôn viên chùa là các tiểu đình, cây xanh và hồ nước xen kẽ

Một phần bảo tháp và phía sau là không gian rộng lớn của ngôi chùa

Chùa Minh Thành do Đại Đức Thích Tâm Mãn làm trụ trì. Đại Đức xuất gia và tu học từ khi 6 tuổi và ở TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Năm 1987, Thầy vào chùa Niết Bàn núi Thị Vải. Năm 1989 Thầy lên Sài Gòn và ở chùa Long Bửu, Khánh Hội, quận 4. Khoảng thời gian thầy ở chùa Long Bửu là 11 năm và du học Đài Loan được 7 năm. Đại Đức Thích Tâm Mãn đã tốt nghiệp thủ khoa cao học mỹ thuật học Phật giáo, kiến trúc chùa tháp Phật giáo, nghệ thuật Phật giáo, là tu sĩ đầu tiên ở Việt Nam tốt nghiệp khoa này. Đại Đức hiện đang là giảng viện của Phật học viện Phật giáo.