Mỹ khó khăn về dự báo động đất

(ANTĐ) - Nước Mỹ sẽ có động đất cực mạnh trong tương lai gần. Trong vòng 30 năm tới, khả năng xảy ra động đất 6-7 độ richter ở California là 99,7%. Trước những thông tin đó, người dân Mỹ đang hỏi nhau, liệu sau hai trận động đất khủng khiếp ở Haiti và Chile, nước Mỹ sẽ đối phó với hai nguy cơ này thế nào?

Mỹ khó khăn về dự báo động đất

(ANTĐ) - Nước Mỹ sẽ có động đất cực mạnh trong tương lai gần. Trong vòng 30 năm tới, khả năng xảy ra động đất 6-7 độ richter ở California là 99,7%. Trước những thông tin đó, người dân Mỹ đang hỏi nhau, liệu sau hai trận động đất khủng khiếp ở Haiti và Chile, nước Mỹ sẽ đối phó với hai nguy cơ này thế nào?

Quang cảnh trận động đất khủng khiếp ở San Francisco năm 1906

Quang cảnh trận động đất khủng khiếp ở San Francisco năm 1906

Theo cựu Giám đốc Cơ quan Quản lý trường hợp khẩn cấp Liên bang Mỹ Levitt James, vấn đề không phải ở chỗ trận động đất lớn có xảy ra với nước Mỹ hay không, mà là sẽ xảy ra lúc nào. Cách nói này khá tương đồng với những dự cảm của Cục Khảo sát địa chất Mỹ. “Thảm họa này không phải có xảy ra hay không, mà vấn đề là sẽ xảy ra khi nào”, ông Mak Kut, Giám đốc Cục Khảo sát địa chất Mỹ nói trong một bài phát biểu gần đây.

Ông Mak Kut nhấn mạnh thêm, trận động đất này sẽ đe dọa cuộc sống của 75 triệu người ở 40 bang trên toàn nước Mỹ, trong đó bang ven bờ biển Thái Bình Dương California sẽ nguy hiểm nhất. Người đứng đầu Cơ quan sóng thần động đất thuộc Trung tâm cảnh báo dự phòng thiên tai bang California Jim Gortz cũng cho rằng thảm họa này đã “nhen nhóm từ lâu”, và tính ở phương diện cường độ hay thiệt hại mà nó mang đến đều vô cùng khủng khiếp.

Theo cách lý giải của chuyên gia địa chất Thomas Holtz, trên lãnh thổ Mỹ có hai vành đai đứt gãy tồn tại khả năng xảy ra động đất cùng cấp độ như ở Chile, một là vành đai Aleutian nằm ở bang Alaska và một là vành đai Cascadia kéo dài từ phía bắc bang California đến bang     Washington. Cách đây 1.700 năm, vành đai Cascadia từng gây ra một vụ động đất vượt quá 9,0 độ richter. Các chuyên gia địa chất khác cho rằng, mảng Bắc Mỹ - mảng kiến tạo che phủ gần như toàn bộ đại lục Bắc Mỹ và Alaska, quần đảo Aleutian cho đến miền đông nước Nga tiếp giáp với mảng Thái Bình Dương - mảng kiến tạo đại dương nằm dưới Thái Bình Dương và đã có sự va chạm áp lực, hình thành nên mạch núi trên bờ biển phía tây đại lục Bắc Mỹ. Đây chính là khu vực thường xảy ra động đất.

Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ đồng thời nhận định, ngoài bang California, thành phố Seatle của bang Washington và bang Alaska, còn có một phần Canada, nước láng giềng với Mỹ cũng chịu sự đe dọa tương tự, và động đất sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực ven Thái Bình Dương của lục địa Bắc Mỹ. Chính vì vậy, theo ông Mak Kut, nước Mỹ nên có sự chuẩn bị từ sớm nhằm ứng phó với động đất. “Khi nhìn thấy hình ảnh các con đường cao tốc và những cây cầu ở Chile bị phá hủy trong cơn động đất, chúng tôi lo lắng vì cảnh tượng này một ngày nào đó sẽ xảy ra tại Mỹ”, ông cho biết.

Dự báo này thậm chí đã được đăng trên tạp chí “Thời đại” ở Mỹ từ tháng 10-2009, theo đó, các nhà khoa học sau khi quan sát những đường đứt gãy phân bố trên toàn thế giới cũng như tham khảo các dữ liệu địa chất liên quan đã kết luận: trên thế giới có 5 khu vực sắp xảy ra động đất lớn. Trong 5 khu vực đó, có 2 khu vực thuộc Mỹ - Los Angeles và vùng Cascadia thuộc lục địa Bắc Mỹ.

Tuy vậy, thời gian cụ thể vẫn không thể được đưa ra. Ông Harley Benz thuộc Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ cho rằng, dù các nhà khoa học đã hiểu rõ về kết cấu địa chất và tình hình vận động kiến tạo mảng, nhưng hiện nay gần như vẫn chưa thể dự báo được về động đất. “Dù mưa bão, lũ lụt, thậm chí núi lửa phun trào đều có thể dự báo qua hình ảnh vệ tinh, nhưng dự báo thời gian cụ thể của động đất vẫn luôn là một việc khó khăn”, ông Harley nói.

Và từ sau thảm họa ở Haiti, Chile, người Mỹ vẫn đang hỏi nhau, “đối mặt với động đất lớn, chúng ta đã chuẩn bị được gì?”. Dù Oregon và Washington vẫn đang dốc hàng triệu USD để cải tạo nâng cấp nhiều trường học, đường cao tốc, cầu và công trình kiến trúc khác để đối phó với động đất, nhưng theo kết quả điều tra của Hiệp hội công trình xã hội Mỹ, 26% số cầu ở nước này “có thể đổ sập trong một trận động đất bình thường”.

Bảo Trâm

(Theo Chinanews)