Một năm sau thảm kịch MH17: 5 câu hỏi tại sao còn bỏ ngỏ

ANTĐ - Ngày 17-7-2015 đánh dấu 1 năm ngày chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines bay qua Ukraine bị bắn rơi, khiến gần 300 người thiệt mạng. Mặc dù có vô số lý thuyết và các chứng cứ “thuyết phục” được đưa ra, nhưng 5 câu hỏi tại sao về vụ thảm họa này vẫn còn bỏ ngỏ. 

Một năm sau thảm kịch MH17: 5 câu hỏi tại sao còn bỏ ngỏ ảnh 1Thảm kịch MH17 vẫn chưa có lời giải
1. Tại sao chuyến bay MH17 đi chệch khỏi đường bay?

Chiếc máy bay Boeing 777 số hiệu MH17 đang bay trong đường bay của nó cho tới khi bay vào vùng trời Donesk, nó đã bay chệch ra khỏi đường bay về khu vực đang diễn ra cuộc giao tranh dữ dội giữa quân đội chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai.

Độ lệch tối đa là 14km, sau đó máy bay đã cố gắng để trở về đường bay chuẩn, tuy nhiên đã không kịp nữa.

Vậy điều gì đã khiến máy bay bị lệch hướng? tại sao phi hành đoàn không tuân thủ theo lệnh của bộ điều khiển không lưu Ukraine? Tất cả sẽ được sáng tỏ khi phân tích dữ liệu hộp đen của máy bay. Thế nhưng tất cả tài liệu này vẫn chưa được công bố.

2. Tại sao một số tài liệu liên quan đến thảm họa MH17 không được công khai?

Vào tháng 4 năm nay, Bộ An ninh và Tư pháp Hà Lan đã ban công bố 569 trang tài liệu trên phương tiện truyền thông tự do của đất nước, liên quan đến cuộc điều tra vụ MH17. Nhưng họ vẫn giữ lại 147 loại giấy tờ khác và từ chối công khai. Ngoài ra, một số bản scan của tài liệu vụ MH17, chứa các thông tin mật cũng được giữ bí mật.

3. Tại sao Ukraine không công bố việc chuyến bay MH17 bay lệch khỏi đường bay và các chuyến bay của họ vào ngày bi kịch xảy ra?

Một năm  sau kể từ khi vụ tai nạn xảy ra, những thông tin về các chuyến bay của lực lượng không quân Ukraine trong ngày thảm kịch MH17 xảy ra cũng như là sự việc máy bay Boeing 777 chệch đường bay vẫn chưa được chính quyền Kiev công bố.

Trong khi đó, ngày 21-7-2014, Bộ Quốc phòng Nga đã tiết lộ một số hồ sơ dữ liệu về sự hoạt động của các chuyến bay trong lãnh thổ khu vực Donesk ngay trước khi vụ thảm kịch xảy ra rằng, chiếc máy bay bị rơi trong khu vực phủ sóng của hệ thống phòng không Buk của quân đội Ukraine.

Quân đội Nga cũng cho biết, trong ngày 17-7-2014, họ đã ghi lại được cường độ hoạt động dày đặc hơn của nhiều trạm radar của Ukraine. Đồng thời hé lộ, ngay trước khi vụ tai nạn xảy ra, họ phát hiện một chiến đấu cơ Ukraine, được cho là một máy bay chiến đấu Sukhoi Su-25 bay cách máy bay Boeing 777 3-5 km.

Mặc dù Moscow đưa ra nhiều thông tin như vậy, nhưng Kiev hoàn toàn không tiết lộ thêm bất cứ dữ liệu nào về vụ việc, kể cả các thông tin liên lạc bằng giọng nói của bộ điều khiển không lưu quân sự Ukraine.

4. Tại sao tình báo Mỹ luôn đổ lỗi cho lực lượng ly khai tại Donbass, nhưng không tiết lộ những bằng chứng rõ ràng?

Vài ngày sau khi vụ tai nạn, Mỹ tuyên bố họ sẽ tiết lộ những dữ liệu thông minh, chứng minh rằng, lực lượng ly khai tại miền đông Ukraine đã bắn hạ máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines.

Các tình báo Mỹ luôn khẳng định, họ nắm trong tay một số hình ảnh vệ tinh, dữ liệu đánh chặn thông tin liên lạc và các thông tin từ phương tiện truyền thông, thế nhưng các dữ liệu này chưa bao giờ được tiết lộ.

5. Tại sao dữ liệu điều tra của các nhà nghiên cứu Hà Lan không nhận được hỗ trợ của bất kỳ nhân chứng nào?

Một số thông tin mà các nhà nghiên cứu Hà Lan thu được cho rằng, MH17 đã bị bắn hạ bởi hệ thống tên lửa đất đối không Buk. Những hình ảnh vệ tinh chụp được khói từ nhiên liệu, đất, bụi và thiết bị đi kèm của hệ thống Buk đi kèm với một tiếng động lớn phát ra trước khi máy bay rơi, nhưng thật đáng tiếc, không có nhân chứng nào xác nhận thông tin trên.

Trong khi đó, mới đây, trang tin News.com.au của Úc đã công bố một đoạn video ghi lại cảnh 17 phút sau khi chuyến bay MH17 bị bắn hạ, có một chiếc chiến đấu cơ của Ukraine bay qua. Tuy nhiên, trang tin này không đưa ra bằng chứng cụ thể về sự tồn tại của một chiếc máy bay thứ 2 gần MH17.