"Lời tự thú về tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc là cực kỳ mơ hồ"

ANTĐ - Tờ Diplomat khẳng định: Tuyên bố chủ quyển của Trung Quốc ở Biển Đông là “mơ hồ một cách không mơ hồ” (nghĩa là cực kỳ mơ hồ), và lý do Trung Quốc tiến hành “duy trì vào xây dựng” như Bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị giải thích là không hề thuyết phục.

Theo tờ Đại Công báo, trong khuôn khổ Diễn đàn hòa bình thế giới lần thứ 4 diễn ra mới đây tại Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh), khi trả lời câu hỏi của cử tọa liên quan vấn đề Biển Đông, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng, yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa không hề mở rộng, nhưng cũng tuyệt đối không thu hẹp, nếu không sẽ không có mặt mũi nào để nhìn các bậc tiền nhân. Đồng thời, hiện tượng “tằm ăn” và xâm phạm chủ quyền, quyền lợi của Trung Quốc sẽ không thể được tái diễn. Nếu không, không thể ăn nói với thể hệ con cháu.

Cùng chủ đề này, tờ Diplomat ngày 29-6-2015 đã lý giải "Tại sao Trung Quốc không thể thay đổi cách tiếp cân ở Biển Đông?". Theo Diplomat, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đưa ra một số lời nhận xét đặc biệt thú vị về lý do tại sao Trung Quốc không thể điều chỉnh cách tiếp cận đối với khu vực Biển Đông đang tranh chấp. Theo ông Vương Nghị, Trung Quốc không thể rút lui trong vấn đề Biển Đông, không phải là vì Bắc Kinh có xem xét thực tế nào, mà vì Trung Quốc lo ngại “không thể nhìn mặt ông bà tổ tiên”.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã đẩy mạnh việc bồi đắp trái phép trên đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Nhận xét của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc là câu giải thích sát nhất cho câu hỏi “tại sao” mà chúng ta nghe được từ lãnh đạo Trung Quốc đối với các hành động của họ ở Biên Đông trong những tháng gần đây. Sự soi xét của cộng đồng quốc tế đối với hoạt động xây dựng đảo của Trung Quốc hầu như không có tác dụng trong việc làm cho Trung Quốc phản ứng. Như Peter Dutton đã nhận xét, tuyên bố chủ quyển của Trung Quốc ở Biển Đông là “mơ hồ một cách không mơ hồ” (nghĩa là cực kỳ mơ hồ), và lý do Trung Quốc tiến hành “duy trì vào xây dựng” như Bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị giải thích là không hề thuyết phục.

Nhận xét của Vương Nghị là một bằng chứng về văn hóa hình thành chính sách đối ngoại. Quả thực, trong khi các giải thích thực tế về hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông có thể không thỏa đáng, thì các học giả đã nhấn mạnh sự nổi bật của tư tưởng Khổng tử và tính thâm hiểm trong việc hình thành chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Việc Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc nhắc về tổ tiên của người Trung Quốc như là lý lẽ biện minh cho các hành động quyết đoán của Trung Quốc là minh chứng hùng hồn cho nhận định đó. Cho dù chỉ là che đậy các động cơ thực sự, thì rốt cục tổ tiên Trung Quốc cũng có thể quan tâm đến nguồn dự trữ hydrocarbon ở Biển Đông hay các thiết bị neo đậu tàu ngầm ở vùng nước sâu dưới và xung quanh Trường Sa.
Những gì đáng lo ngại về nhận xét của Bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị là rằng đàm phán và ngoại giao tỏ ra không hiệu quả trong việc kiềm chế hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông. Nếu cảm nhận của Trung Quốc đối với các căng thẳng gần đây gắn kết chặt chẽ với đặc tính quốc gia và sự tự hiểu mình là một cường quốc đang nổi lên, thì kết quả có thể chấp nhận được đối với Trung Quốc chỉ là “Trung Quốc chiến thắng”, mà không phải nhượng bộ một tí đất nào cho các nước tuyên bố chủ quyền khác trong khu vực.

Theo bà Bonnie Glaser, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược  và Quốc tế (CSIS) ở Washington, luật mới về an ninh sẽ chắp cánh cho Trung Quốc quyết đoán hơn: “Trung Quốc sẽ trích dẫn luật, cùng với nhiều bộ luật nội địa khác để biện minh cho những hanh động của họ ở Biển Đông”.

Giới quan sát đều phê phán tính chất mơ hồ và rộng khắp của luật về an ninh quốc gia Trung Quốc. Nhiều người cho rằng Bắc Kinh cố tính mập mờ để có thể muốn làm gì thì làm, mà vẫn có thể nói là làm đúng theo luật..

Đối với Biển Đông, có thể nói rằng luật an ninh mới của Trung Quốc là một bước tiến mới của Trung Quốc nhằm thôn tính vùng biển này, thoạt đầu là tuyên bố chủ quyền, kế đến là xác định đó là lợi ích cốt lõi, và bây giờ là ra luật để bảo vệ chủ quyền và lợi ích cốt lõi chỉ có Bắc Kinh công nhận.