Iraq bật đèn xanh cho Mỹ tấn công các tay súng hồi giáo

ANTĐ - Iraq vừa tỏ ý chấp nhận các hành động tấn công bằng không quân bởi cả phi cơ có người lái lẫn không có người lái của quân đội Mỹ nhằm vào các phần tử vũ trang al-Queda trên lãnh thổ Iraq, giới chức Mỹ cho hay.

Theo Wall Street Journal đưa tin, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết chính quyền Obama đang cân nhắc khả năng hỗ trợ chính phủ Iraq trong cuộc chiến với quân hồi giáo liên minh với al-Qaeda có tên nhà nước hồi giáo Iraq và Levant (ISIL).

Đây là lực lượng đã tấn công và chiếm đóng được hầu hết những vùng đất người Sunni sinh sống trong mấy ngày qua. Tuy nhiên, nguồn tin này không nói đến việc quân đội Mỹ sẽ sử dụng máy bay không người lái hay có người lái trong các cuộc tấn công.

 Iraq muốn Mỹ sử dụng máy bay chiến đấu không người lái để chống lại quân nổi loạn

Bernadette Meehan, người phát ngôn của hội đồng an ninh quốc gia Iraq không nhắc đến yêu cầu được giúp đỡ quân sự của thủ tướng Nouri al-Maliki, tuy nhiên cho biết chính phủ Iraq hoan nghênh tất cả những sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Iraq đã từng yêu cầu Mỹ cho phép sử dụng các phi cơ chiến đấu không người lái để chống lại quân nổi loạn. Tuy nhiên, Mỹ đã từ chối sử dụng các loại máy bay có trang bị vũ khí mà chỉ cung cấp cho Iraq tên lửa Hellgore và các máy bay do thám không người lái.

Vào thời điểm hiện tại, Iraq đang yêu cầu được  Mỹ đẩy nhanh tiến độ giao vũ khí bao gồm hàng chục máy bay tiêm kích F-16 và trực thăng Apache của Boeing nhằm chống lại quân khủng bố.

Lukman Faily, đại sứ Iraq tại Mỹ trả lời với tờ Wall Street Journal: “Chúng tôi đang nói đến sự khẩn cấp của hoàn cảnh hiện nay và hy vọng Mỹ hiểu được điều đó. Đạn dược, tên lửa Hellfire, thiết bị do thám…. không thể là vũ khí có thể thay đổi cục diện. Chúng tôi cần một thứ thay đổi được hoàn cảnh hiện nay”.

Rất nhiều người đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa quân đội Iraq với lực lượng khủng bố

Đầu tuần này, nhóm ISIL đã kiểm soát được Mosul và Tikrit, thành phố lớn thứ 2 đất nước và là quê hương của cựu tổng thống Saddam Hussein. Đụng độ cũng xảy ra ở thành phố Samara, ở phía nam thành phố Tirkit và bờ đông sông Tigris, vào hôm 11/6 với sự huy động của xe tải quân sự trang bị súng máy. Đây được cho là vùng đất thánh của những người hồi giáo dòng Shia.

Trước đó, ISIL cũng khẳng định đã chiếm được nhà máy lọc dầu lớn nhất  Iraq ở thành phố Baiji mà không mất một viên đạn. Nhà máy này năm cách thành phố Mosul 180 km và là mục tiêu chiến lược được bảo vệ bởi quân đội Mỹ từ năm 2003. Nơi này cũng đã từng được cho là có chứa chấp vũ khí huỷ diệt hàng loạt.

Liên Hợp Quốc đã lên tiếng chỉ trích hành động này của ISIL là chống lại những người dân thường Iraq và làm bất ổn tình hình đất nước và khu vực.

ISIL đã chiếm đóng được hầu hết các thành phố lớn ở miền bắc và tây Iraq, gần với biên giới Syria. Fallllujah, thành phố lớn ở phía tây thủ đô Baghdad và là chiến trường lớn từ sau khi Mỹ đưa quân vào Iraq, cũng đã rơi vào tay ISIL từ vài tháng trước.