Cuộc gặp Nga - Mỹ làm giảm nguy cơ chiến tranh toàn cầu

ANTD.VN -Ngày 16-7, một số nhà phân tích chính trị và quân sự đã trao đổi với hãng tin Sputnik, cho rằng hợp tác Mỹ - Nga có thể giúp giảm giúp các âm mưu kích động đối đầu giữa hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới cho dù hai nước vẫn còn bất đồng trong nhiều vấn đề.

Chuyên gia quân sự, nhà sử học, tướng Todd Pierce của quân đội Mỹ đã nghỉ hưu cho biết, những đề xuất trong hội nghị thượng đỉnh Nga Mỹ có thể làm giảm nguy cơ chiến tranh toàn cầu - vốn xuất phát từ các nhân vật theo chủ nghĩa quân phiệt tại Mỹ. 

"Bất kỳ sự hợp tác nào của hai nước vũ trang hạt nhân này sẽ có lợi cho thế giới nếu nó làm giảm khả năng chiến tranh - nguy cơ đến từ các quân nhân Mỹ cực đoan", ông Pierce nói.

Tổng thống Mỹ và tổng thống Nga trong cuộc họp báo sau hội đàm

Sự khởi đầu của một nhóm làm việc chung về chống khủng bố sẽ phải là một cam kết của Washington để từ bỏ "kế hoạch thay đổi chế độ" ở Syria như một chính sách đối ngoại.

Ngoài ra, theo ông Pierce, triển vọng của mối quan hệ được cải thiện và ngày càng tăng cường giữa Mỹ và Nga có thể đóng vai trò như một ảnh hưởng hạn chế đối với các xung đột quân sự của Washington, do đó làm giảm động lực chính thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố quốc tế.

Sĩ quan quân sự Mỹ, nhà sử học, Đại tá Doug Macgregor đã nghỉ hưu cũng trao đổi với Sputnik, cuộc họp Helsinki là một bước tiến quan trọng và mang tính xây dựng.

"Bất chấp sự phản đối từ Washington, cuộc họp của Tổng thống Trump với Tổng thống Putin vẫn diễn ra báo hiệu tín hiệu lạc quan", ông Macgregor nói.

Cả hai nhà lãnh đạo bày tỏ sẵn sàng hợp tác trong một số lĩnh vực quan trọng, đặc biệt là vấn đề Syria và sự phát triển hạt nhân toàn cầu.

Ông Macgregor nói: "Trong tương lai, mối quan tâm nghiêm túc trong việc tìm kiếm nền tảng chung với sự hiểu biết các lĩnh vực có lợi ích chiến lược khác nhau sẽ vẫn còn. Tuy nhiên, quan hệ Nga Mỹ không cần giải quyết những trở ngại không thể vượt qua để hợp tác".

Tổng thống Trump và người đồng cấp Putin đều đánh dấu các cuộc đàm phán là "thành công", "hiệu quả" và rất cần thiết để cải thiện mối quan hệ giữa các quốc gia. Ông Putin nói thêm rằng đó chỉ là bước đầu tiên, nhưng hết sức quan trọng.

Ông Matthew Rojansky, Giám đốc Viện nghiên cứu Kennan thuộc Trung tâm Wilson, cho rằng Tổng thống Nga đã có nhiều điều để chia sẻ về cuộc gặp thượng đỉnh với người đồng cấp Mỹ. 

Theo ông Rojansky, ngay sau cuộc gặp với ông Trump, Tổng thống Putin đã tham gia một cuộc phỏng vấn của truyền hình nhà nước Nga, trong đó ông đánh giá lại những điều mà hai nhà lãnh đạo đã bàn thảo. 

Ông Rojansky lưu ý rằng Tổng thống Putin cho biết đã thảo luận rõ ràng với ông Trump về cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine. Trong đó, ông Putin đã mô tả một điều gì đó như là "một đề nghị rất thú vị" từ ông chủ Nhà Trắng về vấn đề này.