Các nước Baltic lo ngại về “mối đe doạ” từ Nga

ANTĐ - "Gần đây có rất nhiều các cuộc đàm phán của phương Tây về mối đe dọa của Nga sắp xảy ra trên vùng Baltic. Chúng tôi e rằng khả năng Tổng thống Nga Putin sẽ làm một điều gì đó là rất cao!”.

Đó là ý kiến của Lukas Borusevicius 22 tuổi, một sinh viên Lithuania vừa tốt nghiệp đại học luật, phát biểu suy nghĩ về mối quan hệ với Nga, khi Lithuania bất ngờ tái lập việc thanh niên Lithuania bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Cuộc khủng hoảng ở Ukraine được phương Tây coi như một báo động đỏ và cảnh báo nó sẽ tràn sang các quốc gia Baltic. Đây được xem như một cú sốc trong khu vực vốn tương đối bình lặng sau 25 năm tách khỏi Liên Xô.

Tháng trước, quân đội Mỹ đã tham gia vào một cuộc diễu hành quân sự ở thành phố Narva của Estonia, sát biên giới Nga

Trong khi Nga thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận quân sự gần các láng giềng châu Âu và một số cuộc tập trận hải quân trên biển Baltic, Lithuanian đã vội vã đặt ra “một hướng dẫn sử dụng chống chiến tranh”, có mặt trong tất cả các thư viện công cộng.

"Hãy giữ một tâm trí bình tĩnh, không hoảng sợ và không mất tư duy rõ ràng. Tiếng súng bên ngoài cửa số không phải là sự kết thúc của thế giới”, hướng dẫn ghi rõ.

Bên cạnh đó, cùng nhịp với cuộc tổng động viên quân sự châu Âu, các nước Baltic, trong đó có Lithuania và Estonia cũng yêu cầu thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với thanh niên có độ tuổi từ 19 đến 26. Và Lithuanian cho rằng mục đích của việc thực hiện lại nghĩa vụ quân sự là để tăng cường sức mạnh, giữ vững an ninh trước áp lực của Nga.

Điều này có phải là quá vội vã khi không rõ mục đích của các cuộc tập trận, hơn nữa Nga nhiều lần khẳng định các cuộc tập trận không liên quan đến các sự kiện cuộc khủng hoảng Ukraine?

Vấn đề về ảnh hưởng của Nga đến các quốc gia Baltic đang được nhiều người, trong đó có rất nhiều thanh niên trẻ tuổi như Lukas Borusevicius và bạn của anh Laurynas Juozapaitas thảo luận. “Tất cả những người bạn của tôi đang thảo luận về nó trên điện thoại di động, trên Facebook hay ngay trên một trang web mới được thành lập có tên “Bạn sẽ dự định điều gì?”, Lukas nói.

"Nhưng tôi sẽ đi thực sự. Tôi nghĩ rằng ngay cả những người nói rằng họ sẽ không đi, cũng sẽ chiến đấu nếu gây hấn bắt đầu. Ông tôi đã chiến đấu cho tự do, cha tôi đã chiến đấu cho nền độc lập của Lithuania, vì vậy tôi cũng sẽ chiến đấu hết mình cho đất nước tôi”.

Tuy nhiên, tất cả những lo sợ hoang mang chỉ là giả định và không chắc chắn, trong khi nhiều người cho rằng Tổng thống Nga sẽ không lăn bánh xe tăng của Nga vào các đường phố của các quốc gia Baltic vào thời gian tới.

Tổng thống Putin đã mô tả sự sụp đổ của Liên Xô như một "thảm họa địa chính trị lớn"

Thủ tướng Estonian, ông Taavi Roivas nói rằng sẽ là “điên rồ” cho bất cứ ai tấn công Baltic bằng một cách quân sự thông thường, bởi "Estonia, Latvia hay Lithuania cũng có ảnh hưởng nhiều với NATO như Anh và Mỹ”.

Về phần mình, Nga cáo buộc phương Tây đang thực hiện cuộc chiến tranh tuyên truyền và bành trướng, Ukraine chỉ là một cái cớ để NATO tiến gần đến biên giới Nga. Lý giải về các cuộc tập trận của mình, Moscow nói rằng chỉ muốn nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội, cũng như để cho các nước châu Âu làm quen với tần suất tập trận mới của mình.

Hôm 6-3, các ngoại trưởng EU đã họp tại Latvia để thảo luận về Nga và Ukraine. Trong khi Nga đang nắm giữ những cuộc tập trận quy mô lớn ở bán đảo Crimea cũng như khu vực ly khai của Gruzia, thì NATO cũng tham gia tập trận mô phỏng chiến tranh lớn ở biển Đen. Nhưng điều này cũng không làm cho những người dân ở vùng Baltic yên tâm hơn phần nào.