Người trồng đào, quất mòn mỏi ngóng gió đông

Người trồng đào, quất mòn mỏi ngóng gió đông

ANTD.VN - Tết Nguyên đán 2017 đã cận kề, người trồng đào, quất Nhật Tân, Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) cũng đang tất bật chạy đua với thời gian. Tuy vậy, chỉ còn hơn 40 ngày nữa là Tết mà đào Nhật Tân vẫn chưa nảy nụ, hàng trăm hộ trồng đào đang mong ngóng đón gió đông.
Trắng đêm lên núi săn kỳ nhông

Trắng đêm lên núi săn kỳ nhông

ANTĐ - Khi mùa nắng hạn đến cũng là lúc thợ săn ở huyện Đăk Rông (Quảng Trị) luồn rừng trắng đêm đi săn kỳ nhông núi. theo chân thợ săn len lỏi khắp nẻo rừng, tôi mới thấy sự vất vả, nguy hiểm cùng với những lời tâm sự đến buốt lòng của những người trong nghề ở miền sơn cước này. Biết là vất vả, nguy hiểm, nhưng với nhiều người, họ không còn lựa chọn nào khác.

Lão nông "phù phép" nên cây thập quả

Lão nông "phù phép" nên cây thập quả

ANTĐ - Càng gần dịp Tết, người dân khắp nơi lại tìm đến vườn cây cảnh của ông Lê Đức Giáp ở thôn Bãi, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội để mua loại cây có tới 10 loại quả. Loại cây đặc biệt này đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình ông mỗi khi Tết đến, xuân về.

Huyền tích quanh gốc đa làng Tiền

Huyền tích quanh gốc đa làng Tiền

ANTĐ - Đường kính thân cây đa phải vài chục người ôm mới hết, xung quanh nguồn gốc về cây đa khổng lồ này là bao huyền tích gắn liền với lịch sử và vùng đất nơi đây.

Đường mới Mường Lát, Sài Khao

Đường mới Mường Lát, Sài Khao

ANTĐ - Mường Lát theo tiếng Thái có nghĩa là “nơi nước tràn qua”, bởi mùa mưa ở đây, nước từ các con suối đổ về, tràn qua các làng bản rồi đổ vào lòng sông Mã, gây ra nhiều trận lũ dữ. Sương vẫn lấp ở Sài Khao mỗi sớm nhưng đường đến Sài Khao không còn xa như trong thơ Tây Tiến.
Những chuyện thực hư kỳ lạ về cây thị thần, gần 600 năm tuổi

Những chuyện thực hư kỳ lạ về cây thị thần, gần 600 năm tuổi

ANTĐ - Từ  xa xưa, người làng Phú Mẫn, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã xem cây thị ở đền Chờ như “báu vật tiên tri” cứu tinh, chở che cho dân làng trong nhưng năm chinh chiến loạn lạc. Khác với những cây thị “trần tục”, cây thị gần 600 năm tuổi ở đây hễ bói bao nhiêu quả thì y như rằng năm ấy trong làng có bấy nhiêu người thi đỗ đại học...
Thực hư chuyện dân đổ xô đi khai thác “sâm rừng”

Thực hư chuyện dân đổ xô đi khai thác “sâm rừng”

ANTĐ - Gần đây có thông tin một số người dân trong xã An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định đi tìm một loại cây được gọi cây “sâm rừng” nhưng thực chất họ cũng không biết là loại sâm gì. Dựa trên đặc tính phát triển của cây nên người dân gọi là cây sâm “bảy lá một hoa”. 
Vượt đại ngàn ở Chiang Mai

Vượt đại ngàn ở Chiang Mai

ANTĐ - Cách Thủ đô Bangkok (Thái Lan) chừng 800km về phía Bắc, Chiang Mai không chỉ nổi tiếng với những cung điện đền đài mang dấu tích của vương quốc Lanna hùng mạnh thuở nào, mà luôn hấp dẫn du khách bởi, phong cảnh núi non, thiên nhiên hùng vĩ, một địa điểm lý tưởng để thực hiện những chuyến đi bộ dài ngày xuyên rừng già. Bỏ lại những gì thuộc về thế giới văn minh chúng tôi đi bộ khám phá vùng đất Mae Tang (nằm ở phía đông Chiang Mai).
Tuổi thơ trên núi "không búp bê và kẹo"

Tuổi thơ trên núi "không búp bê và kẹo"

ANTĐ -Có những đứa trẻ được nhận rất nhiều quà ngay cả ngày thường, chứ không cần phải nhân 1-6, nhưng cũng có những trẻ cả tuổi thơ chẳng được nhận quà gì, dù chỉ 1 chiếc kẹo cỏn con.
Số phận cay đắng của cây cổ thụ nghìn năm

Số phận cay đắng của cây cổ thụ nghìn năm

ANTĐ - Đền Đông Cuông thuộc địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông (Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), xung quanh có đại ngàn bao phủ, phía trước đền là dòng sông Hồng. Với dáng dấp kiến trúc của đền chùa truyền thống, góc mái ngói cong và hình lưỡng long chầu nhật. Các cột đền được làm bằng gỗ tứ thiết, được sơn son thếp vàng hình rồng cuốn trang nghiêm. Đây là ngôi đền có lịch sử hàng nghìn năm và đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Kỳ hoa dị thảo ở "thung lũng mây"

Kỳ hoa dị thảo ở "thung lũng mây"

ANTĐ - Từ xa xưa cho đến tận bây giờ, bà con dân tộc Mường thuộc xã Lũng Vân, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình quanh năm mây trắng bao phủ vẫn thường hái một loài cây rừng mọc hoang bám mình trên những vách đá hoặc những cây cổ thụ để đun nước uống, ngâm rượu ngô và làm thuốc chữa bệnh. Theo lời truyền qua các thế hệ người dân cư ngụ nơi đây, loài kỳ thảo này có tác dụng giúp cho con người sống trường thọ giữa núi rừng heo hút cồn mây.

Bầy khỉ trên hoang đảo

Bầy khỉ trên hoang đảo

ANTĐ - Có bầy khỉ trên một hoang đảo bốn bề mênh mông sóng nước, không thấy bóng dáng đất liền. Cây trái ở đây dù không phong phú nhưng vẫn đủ lấp đầy bụng chúng. 
Cây hoa sữa 600 tuổi

Cây hoa sữa 600 tuổi

ANTĐ - Cây hoa sữa 600 tuổi tại vườn nhà cựu chiến binh Võ Phúc Thiêm (64 tuổi), ở xã Lý Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) là một tuyệt tác của tạo hóa. Dân chơi cây cảnh đánh giá đây là cây hoa sữa cổ nhất và có hình dáng kỳ quái nhất ở Việt Nam. Hiện chủ nhân của cây cảnh này đang có ý định bán để lấy tiền làm lễ cầu siêu cho đồng đội của mình.

Tượng Phật mắt nhắm, mắt mở

Tượng Phật mắt nhắm, mắt mở

ANTĐ - Khi được tìm thấy vào ngày 27-4-1937, tại làng Lợi Mỹ, Phong Mỹ (Đồng Tháp) các chuyên gia đến từ trường Viễn Đông Bác cổ đã đánh giá tượng Phật Lợi Mỹ là bảo vật độc đáo vô cùng quý giá, cần nhanh chóng đưa về Bảo tàng Blanchard de la Brosse (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia tại thành phố Hồ Chí Minh). 
Chuyện những con bò trắng và cây thốt nốt (P1)

Chuyện những con bò trắng và cây thốt nốt (P1)

ANTĐ - Những con bò trắng gầy guộc trở thành mối đe dọa lớn nhất trên những nẻo đường thiên lý của xứ sở chùa Tháp. Còn những thân cây thốt nốt khẳng khiu in bóng lên nền trời xanh xám, không ngờ lại là loại cây quí, Trời ban tặng cho người dân Campuchia.
Giải mã động hang ma

Giải mã động hang ma

ANTĐ - Động hang ma thuộc xã Phượng Tiến (Định Hóa - Thái Nguyên) lưu truyền câu chuyện về bóng ma trên đỉnh núi Phượng. Từ câu chuyện ấy, đoàn khảo sát của Viện Khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện và giải mã những bí ẩn phía trong động hang ma.

Kỳ bí huyền táng

Kỳ bí huyền táng

ANTĐ - Từ lúc sinh ra đến khi chết, đời người gắn liền với nhiều nghi lễ: thành sinh, thành niên, thành thân, thành nghiệp và cuối cùng là trở về với cát bụi! Trong các nghi lễ trên, nghi lễ phức tạp và thiêng liêng nhất là lễ tiễn đưa con người về nơi an nghỉ cuối cùng. Mỗi dân tộc có một văn hóa riêng nên quan niệm và cách thức mai táng người chết cũng không giống các dân tộc khác. Ngoài các hình thức an táng người chết như: địa táng (chôn cất trên đất), thủy táng (chôn cất dưới nước), hỏa táng (thiêu) hay điểu táng (treo lên cây cho chim ăn)... còn có một trong những hình thức mai táng cổ xưa rất kỳ bí là treo quan tài trên núi – mà theo quan niệm của người xưa thì nơi từ trên cao, người chết có thể ngắm nhìn trời xanh, sông núi, cách biệt với sự ồn ào của nhân gian... Vì vậy, một số địa phương chỉ còn gọi nơi huyền táng là “tiên hàm”, “tiên thất”, “tiên đài”.