Thảm cảnh “nhắm mắt” vay lãi sau, trả lãi trước

0:00 / 0:00
0:00
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

ANTD.VN - Từ nguồn tiền được huy động mờ ám, bất hợp pháp để cho vay, những đối tượng kinh doanh “tín dụng đen” từ từ siết chặt con nợ bằng lãi suất… trên trời, đẩy hàng trăm gia đình vào cảnh khốn cùng...

Cơ quan công an thu giữ nhiều tài liệu, tang vật các đối tượng sử dụng để hoạt động tín dụng đen

Cơ quan công an thu giữ nhiều tài liệu, tang vật các đối tượng sử dụng để hoạt động tín dụng đen

Đòi tiền bằng mọi giá

Là một trong những đơn vị đấu tranh hiệu quả với nạn “tín dụng đen”, trong thời gian qua, Đảng ủy, Ban Chỉ huy CAQ Cầu Giấy quán triệt với các đội nghiệp vụ, công an các phường tập trung tăng cường công tác quản lý địa bàn, chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo ANTT, đấu tranh phòng chống hiệu quả với các loại tội phạm trong đó có tội phạm “tín dụng đen”. Bằng sự chủ động, sâu sát với địa bàn, phòng ngừa có chiều sâu, nhiều vụ án liên quan đến đòi nợ thuê, cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật… mà nguyên nhân xuất phát từ “tín dụng đen” đã được khám phá thành công.

Trung tá Quách Anh Tuấn - Đội trưởng Đội CSHS CAQ Cầu Giấy cho biết, do lực lượng công an đánh mạnh “tín dụng đen” nên hoạt động của số đối tượng này biến tướng đi rất nhiều. Thủ đoạn của chúng cũng được thay đổi, nhưng bản chất về giao dịch vay nợ vẫn như cũ. Vẫn là cho vay lãi suất cao, thu tiền lãi hàng tháng. Chúng ra tay tàn độc, tinh vi để ép bằng được kẻ đi vay phải trả tiền. Còn tiền đó người vay dù đã cùng quẫn chúng không quan tâm. Thực tế, có nhiều trường hợp bị dồn ép đã phải tìm đến cái chết để tự giải thoát cho bản thân khỏi bẫy “tín dụng đen”.

Trung tá Quách Anh Tuấn - Đội trưởng Đội CSHS CAQ Cầu Giấy cho biết, do lực lượng công an đánh mạnh “tín dụng đen” nên hoạt động của số đối tượng này biến tướng đi rất nhiều. Thủ đoạn của chúng cũng được thay đổi, nhưng bản chất về giao dịch vay nợ vẫn như cũ. Vẫn là cho vay lãi suất cao, thu tiền lãi hàng tháng. Chúng ra tay tàn độc, tinh vi để ép bằng được kẻ đi vay phải trả tiền. Còn tiền đó người vay dù đã cùng quẫn chúng không quan tâm. Thực tế, có nhiều trường hợp bị dồn ép đã phải tìm đến cái chết để tự giải thoát cho bản thân khỏi bẫy “tín dụng đen”.

Mới đây, qua công tác nắm tình hình địa bàn, CAQ Cầu Giấy xác định đối tượng Phạm Hồng Phương (SN 1984, ở Đống Đa, Hà Nội) có hoạt động “tín dụng đen” dưới hình thức cho vay nặng lãi. Để việc cho vay được thuận tiện, ép được con nợ, Phương đã chọn người vay là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Hàng ngày, Phương liệt kê danh sách các khách vay và chỉ đạo đám đàn em đi thu tiền, trả lương từ 7-9 triệu đồng/tháng. Một trong những nạn nhân của Phương ở phố Quan Hoa đã bị đối tượng cùng đồng bọn mang xăng, dao, kiếm tới tận nhà dọa dẫm ép phải trả tiền. Hành vi của các đối tượng đã bị CAQ Cầu Giấy phát hiện, bắt giữ.

Quá trình thực hiện Chỉ thị 12 của Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng ngừa đấu tranh với tội phạm “tín dụng đen”, CAQ Cầu Giấy đã phát hiện ổ nhóm cho vay nặng lãi có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản. Hình thức hoạt động của nhóm đối tượng này là đăng tin quảng cáo cho vay trên mạng, yêu cầu khách hàng viết giấy nhận tiền với nhiều nội dung gây bất lợi cho họ nhằm trốn tránh sự xử lý của cơ quan công an. Ban Chỉ huy CAQ Cầu Giấy đã chỉ đạo Đội CSHS lập chuyên án triệt xóa băng ổ nhóm trên, bắt giữ các đối tượng: Trần Minh Quang (SN 1997), Ngô Văn Tráng (SN 1999), Nguyễn Ngọc Sơn (SN 1998) và Trần Quốc Tần (SN 2004) đều ở Hà Nội. Khám xét nơi ở của các đối tượng, CAQ Cầu Giấy đã thu giữ hàng trăm hợp đồng, giấy nhận tiền với tổng số trên 4 tỷ đồng, nhiều xe ô tô, xe máy… phục vụ cho hoạt động phạm tội.

Các đối tượng hoạt động tín dụng đen bị Phòng Cảnh sát Hình sự - CATP Hà Nội bắt giữ

Các đối tượng hoạt động tín dụng đen bị Phòng Cảnh sát Hình sự - CATP Hà Nội bắt giữ

Lợi dụng công nghệ cao hoạt động “tín dụng đen”

Gần đây lại nổi lên tình trạng cho vay qua mạng (vay qua app (ứng dụng) trên điện thoại di động) với mức lãi suất cắt cổ và thủ đoạn đòi nợ tàn khốc. Đặc điểm của loại hình cho vay này là vay số tiền nhỏ, thời gian ngắn. Thực tế, người vay chỉ nhận được 2/3 số tiền trên hợp đồng, phần còn lại bị trừ vào tiền lãi và tiền phí các loại. Hết 1 tuần, nếu người vay không trả được nợ thì sẽ được giới thiệu các app khác để tiếp tục vay theo kiểu lấy app sau để trả cho app trước.

Sự chuyển hướng hoạt động theo cách lợi dụng công nghệ của tội phạm “tín dụng đen” đã được các đại biểu Quốc hội phản ánh giữa nghị trường. Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) thông tin: “Có những nạn nhân đã tâm sự chỉ vì trót vay tiền qua app mà bị khủng bố điện thoại suốt ngày đêm. Có những người bị khủng bố bởi hơn 200 số điện thoại khác nhau”. Khi biện pháp khủng bố điện thoại không có hiệu quả thì các đối tượng sẽ sử dụng triệt để mạng xã hội.

Chúng cắt ghép hình ảnh của toàn thể gia đình người vay đưa lên mạng, ghép với hình ảnh gái mại dâm hoặc với các đối tượng phạm tội khác để làm nhục họ. Ngay cả những cháu nhỏ là con của người vay chúng cũng không tha khiến cho các cháu xấu hổ, không dám tới trường. Có những người vì không chịu nổi những áp lực này đã tự tìm đến cái chết để giải thoát, như các trường hợp ở Kiên Giang, Tiền Giang...

Trung tá Ngô Hồng Vương - Cục CSHS (Bộ Công an) cho biết, vay trực tuyến, vay ngang hàng (còn gọi là P2P) là hình thức vay thông qua các ứng dụng di động giống như ứng dụng đặt xe Grab. Hình thức này hiện đang phát triển rất nhanh và rất khó kiểm soát ở Việt Nam, trong đó người vay không cần đến ngân hàng để làm việc mà thông qua các ứng dụng di động để tìm kiếm, kết nối giữa người có tiền cho vay và người có nhu cầu vay. Thủ tục cho vay đơn giản, số lượng tiền vay ít, lãi suất tự thỏa thuận, điều kiện ràng buộc lỏng lẻo, trong khi chưa có quy định về hình thức cho vay này. Do đó, nhiều đối tượng sử dụng hình thức này để hoạt động “tín dụng đen”.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin cho vay được coi là sự thay đổi về hình thức tiếp cận, trao đổi và giao dịch. Còn bản chất cũng không khác gì việc cho vay mặt đối mặt thông thường. Lãi suất của các hoạt động này vẫn phải tuân thủ quy định của Bộ luật Dân sự là dưới 20%. Tuy nhiên, một số đối tượng thu lãi suất rất cao, trên 100%/năm, hoặc lách quy định bằng cách thu thêm các khoản phí (thực chất là mức lãi suất thu thêm). Nếu cộng cả phí và lãi quy ra lãi suất có thể lên đến 1.400%/năm, tức là gấp 70 lần so với quy định, hoặc cao hơn.