Dự cảm có cơ sở

Dự cảm có cơ sở

ANTĐ - Một tháng hay một quý qua đi thường để lại hai cảm nhận trái ngược, niềm vui và nỗi lo. Tháng 2-2012, tháng ít ngày nhất trong năm và là tháng “dây dưa” hơi hướng Tết Nguyên đán, cũng cho thấy hai màu sắc tương phản trên “bức tranh” kinh tế - xã hội. Công nghiệp đã lấy lại đà tăng trưởng khởi sắc trông thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng nhẹ, nhưng mức nhập siêu lại vọt lên 800 triệu USD, mức cao nhất kể từ quý IV-2011, làm dấy lên không ít lo ngại. Mặc dù sau tháng 1 sản xuất trầm lắng, tháng 2 đã có bước chuyển theo hướng tăng trưởng và ổn định. Song lạm phát vẫn có thể tái diễn, lãi suất vẫn còn cao, doanh nghiệp chưa thoát khỏi khó khăn nên kinh tế chưa thể bứt phá ngay trong thời gian tới.
Tháo “điểm nghẽn” năng suất

Tháo “điểm nghẽn” năng suất

ANTĐ - Báo cáo “Duy trì tăng trưởng của Việt Nam: thách thức về năng suất” của Công ty Tư vấn quốc tế McKensey vừa được công bố, đã đưa ra nhận định rằng, sau gần một phần tư thế kỷ tăng trưởng cao hàng đầu ở châu Á, chỉ sau Trung Quốc, “con tàu” kinh tế Việt Nam đang giảm tốc. Nếu không tháo “điểm nghẽn” năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế sẽ giảm xuống khoảng 4,5-5%/năm. Như vậy, đến năm 2020, để duy trì mức tăng trưởng GDP 7-8%, Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn phải tăng năng suất toàn bộ nền kinh tế lên hơn 50% so với mức tăng hiện nay.
Hỗ trợ 15 triệu USD cho  doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hỗ trợ 15 triệu USD cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

(ANTĐ) - Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TechcomBank) đã tiếp nhận một khoản vay dài hạn từ Quỹ đầu tư hỗ trợ các nước đang phát triển của Nauy (Norfund) trị giá 15 triệu USD để bổ sung vào nguồn vốn tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam.
Tín hiệu khởi đầu

Tín hiệu khởi đầu

ANTĐ - Tăng trưởng thấp, lạm phát cao, vừa phải chống chọi với lạm phát vừa phải thúc đẩy tăng trưởng… là gánh nặng của năm 2011 đặt “trên vai” nền kinh tế năm 2012. Rõ ràng không thể “nhẹ nhõm” bước vào năm 2012 mà không phải canh cánh lo nghĩ với những gánh nặng trên vai này.
Năm đầy thách thức với châu Á

Năm đầy thách thức với châu Á

ANTĐ - Là điểm sáng và chỗ dựa của kinh tế thế giới trong năm khủng hoảng và suy thoái 2011, song châu Á sẽ phải đối mặt với một năm 2012 đầy thách thức do chịu tác động tiêu cực từ bên ngoài cũng như những khó khăn nảy sinh từ bên trong.
 
Câu hỏi lớn 2012

Câu hỏi lớn 2012

ANTĐ - Một câu hỏi lớn cho việc điều hành nền kinh tế năm 2012 đã được đặt ra với Chính phủ: “Làm thế nào để vừa kiềm chế được lạm phát khoảng 9%, vừa đạt được mức tăng trưởng GDP từ 6-6,5%?”. Đó là mục tiêu đề ra để đảm bảo “sức khỏe” của nền kinh tế nhưng cũng là mức khó đạt được, bởi vì GDP năm 2011 dù chỉ đạt 5,9% song phải nhờ sự “tiếp sức” rất đáng kể của gói kích cầu từ năm 2010. Trong năm 2012 không còn trông chờ vào “gói to hay gói nhỏ” nào nữa, trong khi tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước được dự báo sẽ khó khăn hơn cả năm 2011.
Phải thấy hết khó khăn

Phải thấy hết khó khăn

ANTĐ - “Khó khăn còn rất lớn, không thể chủ quan”. Thủ tướng Chính phủ kết luận như vậy tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình, kịp thời cập nhật để có phản ứng chính sách thích hợp trong bối cảnh năm 2012 có nhiều khó khăn, thách thức. Khi Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát năm tới dưới 10%, nhiều ý kiến lo ngại khó thực hiện bởi lạm phát năm 2011 đã trên 18%. Dù vậy Chính phủ vẫn thể hiện quyết tâm đạt chỉ tiêu đã đề ra.
Định hướng trước khi làm

Định hướng trước khi làm

ANTĐ - Thời gian gần đây, cụm từ “tái cơ cấu” xuất hiện với tần suất khá cao. Trước đây, đổi mới đã là cả một chặng đường cực kỳ gian nan, khó khăn. Sau đó là quá trình sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng không kém phần chật vật và nay, tái cấu trúc nền kinh tế xem ra còn khó khăn, thách thức gấp bội. Tại cuộc hội thảo tái cấu trúc kinh tế vừa diễn ra, các ý kiến đều cho rằng điểm thuận lợi dễ nhận thấy nhất hiện nay của công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế là sự nhất trí cao của các cấp, các ngành. Song, quá trình tái cấu trúc vẫn còn luẩn quẩn về các quan điểm.
Ổn định trong thách thức

Ổn định trong thách thức

ANTĐ - Báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá, trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới ảnh hưởng tới lưu chuyển vốn trong nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn thuộc nhóm những nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao với mức 5,8% trong năm 2011. Trong đó, khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng mạnh, góp phần lớn nhất vào tăng trưởng chung. WB cũng đánh giá cao những chuyển biến tích cực của nền kinh tế vĩ mô với việc triển khai thực hiện thành công Nghị quyết 11 đã tạo ra những chuyển biến kinh tế khả quan.
Cơ sở để phục hồi

Cơ sở để phục hồi

ANTĐ - Triển vọng kinh tế thế giới và kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2012 ra sao? Sáng dần lên hay vẫn tiếp tục một “gam màu xám”? Nền kinh tế Việt Nam là một “mảnh ghép” nhỏ nhưng không thể thiếu, làm nên toàn cảnh “bức tranh” kinh tế toàn cầu. Màu sắc của bức tranh này không thể không có tác động, ảnh hưởng tới kinh tế nước ta. Tại Hội thảo: “Cập nhật tình hình kinh tế toàn cầu và kinh tế vĩ mô Việt Nam” vừa diễn ra tại TP.HCM, phần lớn các chuyên gia đều có chung nhận định rằng, triển vọng kinh tế toàn cầu khá u ám và là thách thức lớn cho Việt Nam trong năm 2012.
Nhìn thẳng thách thức

Nhìn thẳng thách thức

ANTĐ - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tán thành với đề xuất của Chính phủ về mức tăng trưởng GDP năm 2012 từ 6-6,5%.
Công ty tổ chức thách thức pháp luật

Công ty tổ chức thách thức pháp luật

ANTĐ - Như Báo ANTĐ đã đưa tin, do có nhiều sai phạm trong việc quảng cáo, ngày 1-11-2011, Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội Phạm Quang Long đã ký văn bản rút giấy phép biểu diễn chương trình “Liveshow ca sĩ Chế Linh” do Công ty TNHH Giải trí Bích Ngọc tổ chức.
“Phao” an sinh xã hội

“Phao” an sinh xã hội

ANTĐ - Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên cho tốc độ tăng trưởng hay cho chất lượng tăng trưởng trước đã được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội kiên trì “theo đuổi” gần hết một nhiệm kỳ mới thuyết phục được Chính phủ. Vẫn giữ ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng đưa mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội lên trước đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế. An sinh xã hội trong bối cảnh kinh tế khó khăn, cần phải được đảm bảo để một bộ phận trong xã hội dễ bị tổn thương không bị rơi xuống “đáy”.
Dự kiến và dự báo

Dự kiến và dự báo

ANTĐ - “Thời điểm này, có thể nói, giai đoạn khó khăn nhất của kinh tế Việt Nam đã qua”, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia phát biểu trong buổi làm việc giữa Ủy ban và Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASIAN vừa diễn ra. Tuy nhiên, khi dự báo tình hình thời gian tới đây, ông Phó Chủ tịch cũng chỉ ra con số khá khiêm tốn. Năm 2011 tăng trưởng GDP khoảng 5,8% vào năm 2012 là 6,5%. Chỉ số giá tiêu dùng ước ở mức 19%, nếu loại trừ giá lương thực phẩm và xăng dầu thì chỉ còn 13%. Các chỉ số kinh tế vĩ mô, cân đối cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối khá hơn.
Thách thức không nhỏ

Thách thức không nhỏ

ANTĐ - Sau khi lạm phát có dấu hiệu tăng chậm lại trong hai tháng 5 và 6, “bỗng dưng” sang tháng 7, lạm phát lại “trỗi dậy” tăng 1,17% so với tháng 6.
Thách thức vĩ mô

Thách thức vĩ mô

(ANTĐ) - Không mất thời giờ bàn cãi về một số tín hiệu sáng sủa mà chính sách tiền tệ đã đạt được trong thời gian vừa qua. Đó là ổn định thị trường ngoại tệ, quản lý thị trường vàng, tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất đến thời điểm này đã giảm về mức gần 17%. Dù vậy, những tín hiệu tích cực từ chính sách thắt chặt tiền tệ chỉ là bước đầu, không thể che mờ những thách thức cả về ngắn hạn lẫn dài hạn của nền kinh tế. Vẫn còn đó những thách thức vĩ mô về tiền tệ, tài chính và nhất là thách thức lòng tin.