Tàu vũ trụ Trung Quốc hạ cánh thành công trên bề mặt sao Hỏa

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Hãng thông tấn Tân Hoa xã đưa tin, một tàu vũ trụ không người lái của Trung Quốc đã hạ cánh thành công xuống bề mặt sao Hỏa hôm 15-5, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia có vũ trụ thứ hai sau Hoa Kỳ đáp xuống Hành tinh Đỏ.

Tân Hoa Xã cho biết, ngày 23-7-2020, cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) đã phóng thành công tàu vũ trụ Thiên Vấn-1 từ Trung tâm phóng Không gian Văn Xương thuộc thành phố Văn Xương, tỉnh Hải Nam.

Tàu vũ trụ Thiên Vấn-1 được phóng thành công từ Trung tâm phóng Không gia Văn Xương thuộc thành phố Văn Xương, tỉnh Hải Nam. Ảnh Reuters

Tàu vũ trụ Thiên Vấn-1 được phóng thành công từ Trung tâm phóng Không gia Văn Xương thuộc thành phố Văn Xương, tỉnh Hải Nam. Ảnh Reuters

Tàu Thiên Vấn-1 với trọng lượng khoảng 5 tấn, bao gồm 01 tàu quỹ đạo, 01 tàu đổ bộ và 01 xe tự hành với máy ảnh địa hình độ phân giải cao có tên gọi là Chúc Dung - tên một vị thần lửa của Trung Quốc. Vào ngày 15-5, mô-đun của tàu giảm tốc độ, tách khỏi tàu quỹ đạo và ba giờ sau đó từ từ đi vào bầu khí quyền của sao Hỏa. Sau "chín phút kinh hoàng" của quá trình hạ cánh, tàu Thiên Vấn-1 đã để lại dấu mốc lịch sử trên chặng đường chinh phục vũ trụ của Trung Quốc.

Bản sao của tàu thám hiểm sao Hỏa Thiên Vấn-1 được trưng bày tại triển lãm của Bảo tàng Quốc gia ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 3-3-2021. Ảnh Reuters
Bản sao của tàu thám hiểm sao Hỏa Thiên Vấn-1 được trưng bày tại triển lãm của Bảo tàng Quốc gia ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 3-3-2021. Ảnh Reuters

Tàu vũ trụ của Trung Quốc đã hạ cánh xuống vùng nam Utopia Planitia, khu vực lòng chảo lớn nhất của sao Hỏa. Đây cũng chính là địa điểm mà năm 1976 tàu đổ bộ Viking 2 của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hạ cánh.

Ảnh bề mặt hành tinh Đỏ do tàu Thiên Vấn-1 chụp từ khoảng cách 330 đến 350 km. Ảnh: AFP
Ảnh bề mặt hành tinh Đỏ do tàu Thiên Vấn-1 chụp từ khoảng cách 330 đến 350 km. Ảnh: AFP

Với mục tiêu nghiên cứu đất và bầu khí quyển trên bề mặt sao Hỏa cùng tìm kiếm các dấu hiệu của sự sống cổ đại bằng cách sử dụng radar xuyên đất, tàu Thiên Vấn-1 đã gửi về Trái đất nhiều bức ảnh độ nét cao về bề mặt hành tinh Đỏ.