Câu hỏi lớn 2012

Câu hỏi lớn 2012

ANTĐ - Một câu hỏi lớn cho việc điều hành nền kinh tế năm 2012 đã được đặt ra với Chính phủ: “Làm thế nào để vừa kiềm chế được lạm phát khoảng 9%, vừa đạt được mức tăng trưởng GDP từ 6-6,5%?”. Đó là mục tiêu đề ra để đảm bảo “sức khỏe” của nền kinh tế nhưng cũng là mức khó đạt được, bởi vì GDP năm 2011 dù chỉ đạt 5,9% song phải nhờ sự “tiếp sức” rất đáng kể của gói kích cầu từ năm 2010. Trong năm 2012 không còn trông chờ vào “gói to hay gói nhỏ” nào nữa, trong khi tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước được dự báo sẽ khó khăn hơn cả năm 2011.
Những mảng màu sáng tối

Những mảng màu sáng tối

ANTĐ - Kinh tế Việt Nam sắp bước sang năm 2012 trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đầy khó khăn. Nền kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ chịu tác động tiêu cực mạnh. Kịch bản kinh tế Việt Nam 2012 sẽ diễn ra theo chiều hướng nào đang là vấn đề dư luận đặc biệt quan tâm.
Định hướng trước khi làm

Định hướng trước khi làm

ANTĐ - Thời gian gần đây, cụm từ “tái cơ cấu” xuất hiện với tần suất khá cao. Trước đây, đổi mới đã là cả một chặng đường cực kỳ gian nan, khó khăn. Sau đó là quá trình sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng không kém phần chật vật và nay, tái cấu trúc nền kinh tế xem ra còn khó khăn, thách thức gấp bội. Tại cuộc hội thảo tái cấu trúc kinh tế vừa diễn ra, các ý kiến đều cho rằng điểm thuận lợi dễ nhận thấy nhất hiện nay của công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế là sự nhất trí cao của các cấp, các ngành. Song, quá trình tái cấu trúc vẫn còn luẩn quẩn về các quan điểm.
Doanh nghiệp “chấm điểm”

Doanh nghiệp “chấm điểm”

ANTĐ - Lần đầu tiên vấn đề quản lý vĩ mô trở thành một trong ba mối lo ngại nhất của cộng đồng doanh nghiệp tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam năm 2011, do Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Tài chính quốc tế và Bộ Kế hoạch - Đầu tư tổ chức tại Hà Nội. Báo cáo điều tra môi trường kinh doanh 2011 cho thấy, chỉ số cảm nhận của doanh nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm qua, trong đó 5 vấn đề ít được cải thiện nhất là: nguồn sở hữu trí tuệ, chống hàng giả, khả năng tiếp cận ngoại tệ, tiếp cận đất đai - nguồn cung lao động và quản lý kinh tế vĩ mô.
Hành động không chậm trễ

Hành động không chậm trễ

ANTĐ - Không phải Việt Nam phải đánh đổi điều gì mà chính việc tái cấu trúc đầu tư công, doanh nghiệp  Nhà nước và hệ thống ngân hàng sẽ giúp cho Việt Nam tăng trưởng bền vững hơn trong tương lai. Đó là nhận định của Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam vừa diễn ra. Tuy nhiên, ông giám đốc cho rằng, phải tính đến kinh tế thế giới đang yếu đi có thể tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam. Khủng hoảng ở khu vực đồng euro và kinh tế Mỹ yếu đi khiến tăng trưởng kinh tế thế giới ảm đạm trong năm 2012, Việt Nam không thể thờ ơ và né tránh.
Hợp nhất 3 ngân hàng thương mại cổ phần: Không để xảy ra đổ vỡ

Hợp nhất 3 ngân hàng thương mại cổ phần: Không để xảy ra đổ vỡ

ANTĐ - Sáng nay (6-12), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cho biết, NHNN đã chính thức cho phép về chủ trương hợp nhất 3 ngân hàng TMCP có trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh là Ngân hàng Đệ Nhất, Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng Sài Gòn. Đây là bước đầu tiên trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng theo chủ trương của Đảng và Chính phủ.
Hỏng thì phải thay!

Hỏng thì phải thay!

ANTĐ - Năm 2012, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức như áp lực giảm giá VND và yêu cầu kiểm soát tốc độ phát triển tín dụng và tiền tệ, trong khi vẫn phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế. Đó là nét chính trong báo cáo do Ngân hàng Standard Chartered vừa công bố. Trong phần trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã trả lời về vấn đề tái cấu trúc ngân hàng, tỷ lệ ngân hàng hoạt động yếu kém; trần lãi suất 14% có phù hợp, có mang lại lợi nhuận cho nhóm lợi ích nào đó...
Những con số kinh hoàng

Những con số kinh hoàng

ANTĐ - Chiếm đến 70% vốn đầu tư toàn xã hội, 50% vốn đầu tư Nhà nước, 60% tín dụng của các ngân hàng thương mại, 70% nguồn vốn ODA nhưng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) chỉ đóng góp khoảng 37%-38% GDP. Có đến 31% DNNN bị lỗ  trong sản xuất kinh doanh, 29% hoạt động không hiệu quả, lỗ lãi tượng trưng. Chính vì vậy, việc tái cơ cấu DNNN, nhất là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà nước, trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Trút bớt gánh nặng

Trút bớt gánh nặng

ANTĐ - Thực ra, tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước đã được “khởi động” từ hơn hai mươi năm qua. Trên chặng đường khá dài này, những gì đã “gặt hái” được chẳng đáng là bao so với kỳ vọng. Ở thời điểm bề bộn khó khăn như hiện nay, không biết nên gọi là đang ở giữa đường hay ở cuối con đường tái cấu trúc? Chỉ có thể nói rằng đây là “cột mốc” cần phải tiến hành quyết liệt vì đối tượng cần phải “xử lý” là 86 tập đoàn và tổng công ty lớn có tiềm lực mạnh và có thể gắn chặt với lợi ích nhóm.
Tái cấu trúc từ tư duy

Tái cấu trúc từ tư duy

ANTĐ - Một số tập đoàn, tổng công ty đua nhau mở rộng ngành nghề, đầu tư tràn lan vào bất động sản, ngân hàng, chứng khoán. Không ít doanh nghiệp có dấu hiệu thiếu minh bạch trong kinh doanh, không nắm được lỗ - lãi… là những tồn tại trong thực tế hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Nhận diện và tái cấu trúc

Nhận diện và tái cấu trúc

ANTĐ - Việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hay bất kỳ một hệ thống nào cũng cần nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Cần trả lời được câu hỏi “Tại sao phải tái cấu trúc, lĩnh vực nào phải tái cấu trúc?”. Cũng cần phải trả lời được câu hỏi là các ngân hàng sẽ hoạt động như thế nào sau quá trình tái cấu trúc, cách thức xử lý các khoản nợ xấu. Không chỉ ở số tiền to hay nhỏ mà còn là khả năng thu hồi vốn. Do vậy, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cần hiểu như một nhu cầu tự thân. 
Khó trước mắt, lợi lâu dài

Khó trước mắt, lợi lâu dài

ANTĐ - Dự thảo nghị định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu vừa đưa ra đã vấp phải ý kiến phản đối của một số doanh nghiệp lớn. Lý do mà các doanh nghiệp này đưa ra là một số khoản đầu tư đang có hiệu quả hay đầu tư để phục vụ cơ chế…
“Lỗ” khó lấp đầy

“Lỗ” khó lấp đầy

ANTĐ - Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Những giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”. Bộ Kế hoạch - Đầu tư cũng đang gấp rút hoàn thiện Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp Nhà nước”. Chủ trương tái cấu trúc doanh nghiệp đã được nhất trí về quan điểm, song việc triển khai chiến lược này được dự báo sẽ gặp một số rào cản bởi một lý do là “muốn cắt nhưng chưa sẵn sàng chịu đau”.
Bắt đầu từ gốc

Bắt đầu từ gốc

ANTĐ - Tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp nhà nước là một trong ba mũi nhọn đột phá đã được Hội nghị Trung ương lần thứ ba, khóa XI xác định.
“Sàng lọc” ngân hàng

“Sàng lọc” ngân hàng

ANTĐ - Có thể thấy những cam kết của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khi ngồi lên “chiếc ghế nóng” điều hành hai ngành thuộc loại “nóng” nhất của nền kinh tế đã bắt đầu trở thành hành động. Ba động thái gần đây của Ngân hàng Nhà nước: kỷ luật nghiêm vi phạm trần lãi suất tiền gửi; hạ thấp lãi suất tiền gửi ngắn hạn; nâng lãi suất bán vốn cuối cùng, cho thấy vị “tư lệnh” ngành ngân hàng đang từng bước lập lại trật tự, hay nói chính xác hơn là bắt đầu cuộc “sàng lọc” ngân hàng.
Tái cấu trúc từ đâu?

Tái cấu trúc từ đâu?

ANTĐ - “Tái cấu trúc nền kinh tế, không còn là lúc bàn nên hay không nên, mà phải được xác định có ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế nước ta”. Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh như vậy tại cuộc hội thảo về chủ đề “nóng hổi” này quy tụ các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực kinh tế, vừa diễn ra tại Hà Nội.
Quản lý kinh doanh xăng dầu: Phải công khai, minh bạch

Quản lý kinh doanh xăng dầu: Phải công khai, minh bạch

ANTĐ - Chiều 26-9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì họp báo Chính phủ thường kỳ cho biết, tại phiên họp Chính phủ tháng 9-2011, Thủ tướng đã chỉ đạo, năm 2011, với các giải pháp khác nhau, phải kiềm chế bằng được lạm phát ở mức 18% và kéo xuống dưới 10% trong các năm tiếp theo để đến năm 2015 kìm lạm phát ở mức khoảng 5%.
Không thể chần chừ

Không thể chần chừ

ANTĐ - “Kiềm chế lạm phát là mục tiêu không thể dao động”, Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định như vậy trước hơn 30 chuyên gia và nhà khoa học trong buổi làm việc được tổ chức định kỳ 6 tháng một lần. Đúng 6 tháng sau cuộc làm việc vào đầu năm, lần này người đứng đầu Chính phủ đã dành trọn một ngày để lắng nghe các ý kiến thẳng thắn, đầy tâm huyết “hiến kế” chấn hưng nền kinh tế.