Tác dụng của ô mai

ANTĐ - Hỏi: Ô mai là một món ăn ngon, quen thuộc. Không những vậy, ô mai còn là vị thuốc trừ ho. Xin cho hỏi, điều này có đúng không? Sử dụng ô mai trị ho như thế nào?

Đáp: Trong đông y, ô mai là vị thuốc chế biến từ quả mơ, theo phương pháp cửu chưng, cửu sái. Nghĩa là, quả mơ chín vàng được thu hái, đem về phơi trong mát cho đến héo. Rồi ngâm với muối, sau 3 ngày 3 đêm thì vớt ra, phơi trong mát, đến khi da quả mơ săn lại. Rồi lại tiếp tục đem ngâm muối, rồi phơi. Làm thế 9 lần, đến khi da quả mơ săn chắc, có các hạt muối trắng mịn kết tinh trên bề mặt thì đem dùng làm thuốc. Ô mai có vị chua, mặn, tính mát, giảm ho, sinh tân dịch. Ô mai được người dân sử dụng làm thuốc giảm ho, trừ đờm, chữa viêm họng, chống khô họng hoặc chữa trị chứng khản tiếng do ho lâu ngày gây ra. Hải Thượng Lãn Ông khi phân tích về công dụng của ô mai có viết: Tỳ là gốc sinh đờm, phế là đồ chứa đờm. Nếu đờm ở phế nhiều thì khí nghịch lên mà gây thành ho. Phế là chỗ then chốt, cửa ngõ của toàn thân, không chỗ nào quan trọng hơn chỗ đó. Do vậy, bệnh ở phế không thể không tìm cách trị gấp. Ô mai có vị chua, tính liễm, có thể thăng, có thể giáng nên giúp giáng khí nghịch, tiêu đờm, thuận khí chỉ ho.

Hải Thượng Lãn Ông đã sử dụng kết hợp ô mai trong nhiều bài thuốc chữa đau họng hoặc ho lâu bị mất tiếng, ho lâu năm, ho nhiệt, khạc ra đờm có máu. Cách đơn giản nhất khi sử dụng ô mai là ngậm quả ô mai. Tác dụng trực tiếp của việc này là kích thích sinh tân dịch, tăng tiết nước bọt, chống khô miệng họng, làm dịu họng nhanh và giảm cảm giác ngứa rát họng. Với công dụng như vậy, ô mai được vận dụng trong bào chế các thuốc đông dược trị ho như thuốc ho Bảo Thanh, kết hợp ô mai, mật ong và nhiều loại thảo dược trên nền tảng bài thuốc đông y trị ho Xuyên bối tỳ bà thang nổi tiếng. Có công năng bổ phế, trừ ho, hóa đờm. Giúp giảm ho hiệu quả và tăng cường chức năng tạng phế. Dạng viên ngậm Bảo Thanh còn phát huy tác dụng tại chỗ, nhanh chóng làm dịu họng, giảm ngứa rát họng.