Sự thật phía sau tấm rèm màu

ANTĐ -Phía sau bức rèm màu là những đôi bàn tay, là những gót chân nhanh chậm, khoan nhặt theo từng cử chỉ hành động của làm nên một kịch tính.

Như thường lệ, phường rối cạn Tế Tiêu, Mỹ Đức, Hà Nội lại gửi đến những đêm Trung thu phố cổ bằng những vở “kịch cạn” dân gian. Rối cạn Tế Tiêu mang nét độc đáo không phải diễn trên hiên đình, hiên nhà mà còn biểu diễn nhiều tích tuồng cổ.

Dịp Trung thu này, phường rối Tế Tiêu mang đến cho các khán giả, du khách phố cổ những tiết mục dân gian đặc sắc. Không những thế, các em sau khi xem rối xong, còn được vào tận hậu trường để xem sự thật ở phía sau. Tại đây, các em được đại diện các nhân vật giảng giải, hướng dẫn cụ thể về sự tích, về cách diễn của từng nhân vật rối. Như thế, các em không chỉ được thưởng thức những tiết mục thích thú mà còn được tận mắt cảm nhận công sức của người mang trò vui đến cho các em vất vả thế nào.

Rối cạn một nét độc đáo của Tế Tiêu

 

Các em nhỏ sau khi xem rối cạn còn được tìm hiểu sự thật
phía sau bức rèm để biết công sức vất vả của người làm rối

Để có những tiết mục kịch tính, vui nhộn người phía sau hậu trường phải rất vất vả

"Nhân vật" nằm chờ vào vai

Mỗi người phía sau có thể một mình "diễn" đến 3 nhân vật

Các em nhỏ ngoài xem tiết mục còn được tìm hiểu những nhân vật,
vật dụng dân gian như nơm úp cá, cối xay lúa

Phía sau bức rèm rối là sức của một tập thể

Có những tiết mục, mỗi nhân vật là một người điều khiển

Sự sắp xếp nhân vật phải thật kỹ và chuẩn từng vị trí để sự xuất hiện trên sân khấu kịp thời

Chỉnh trang nhân vật để vào vai diễn

Mặc dù không xuất hiện người phía sau nhưng sự biểu cảm,
hóa thân vào từng nhân vật là không thể không có

Lớp trẻ được xem diễn, được tìm hiểu phía sau hậu trường,
 và được tận mắt chứng kiến nghệ nhân đục, tạc nhân vật

Mỗi người làm nghề rối, là phải hiểu tâm tính hàng nghìn
nhân vật và phải hiểu nghề nông và văn hóa dân gian

Phía sau tấm rèm màu là những giọt mồ hôi mà ít người biết đến