Sự thật đáng kinh ngạc đằng sau những câu chuyện cổ tích

ANTĐ - Những nghiên cứu khoa học mới đây đã cho thấy những câu chuyện tưởng tượng trong cổ tích hoàn toàn có thật trong cuộc sống đời thường.

Trẻ em khắp mọi miền trên thế giới đều thích truyện cổ tích. Những câu chuyện về phép thuật, quái vật, hoàng tử hay công chúa chính là điều kiện để phát triển khả năng tư duy của một đứa trẻ. Tuy nhiên, khi chúng đã trưởng thành, những câu chuyện cổ tích trở nên vô lí và không có thật. Dù vậy, những nghiên cứu khoa học mới đây đã cho thấy những câu chuyện tưởng tượng ấy hoàn toàn có thật trong cuộc sống đời thường. Dưới đây là bốn ví dụ về một số câu chuyện cổ tích xảy ra trong đời sống thường nhật.

Mỗi ngày một quả táo

Trong truyện “Bạch Tuyết và 7 chú lùn”, nàng công chúa cắn phải quả táo độc của mụ phù thủy và rơi vào trạng thái hôn mê, chỉ tỉnh dậy khi được đánh thức bởi nụ hôn của chàng hoàng tử. Giấc ngủ mê ấy được các nhà khoa học lí giải một cách rất đơn giản: có vi khuẩn trong trái táo.

Listeria monocytogenesis là một loại vi khuẩn dạng que có trong nhiều loại thức ăn, trong đó có táo. Theo như George Thompson, một dược sĩ hiện đang nghiên cứu tại đại học Davis ở California thì “nó là nguyên nhân gây nên bệnh viêm màng não và là tác nhân của tình trạng hôn mê”.

Như vậy, một nụ hôn là không đủ để đánh thức một con người khỏi tình trạng hôn mê do viêm màng não gây ra, trừ khi nụ hôn ấy mang theo một liều kháng sinh cực mạnh.

Nhưng cũng có một trường hợp ngoại lệ. Năm 2009, một người phụ nữ sống ở Anh đột ngột lên cơn đau tim và rơi vào trạng thái hôn mê. Chỉ đến khi chồng cô trao cô một nụ hôn, người phụ nữ ấy tỉnh lại sau 2 tuần hôn mê.

Sự thật đằng sau hình nhân bằng gỗ

Pinocchio vốn là một hình nhân bằng gỗ, nhờ phép thuật mà trở thành một câu bé bằng xương bằng thịt. Sau đó, trong một câu chuyện khác, Pinocchio, giờ đã trở thành một người đàn ông trưởng thành trong thế giới phép thuật, trở lại thành hình nhân gỗ như cũ.

Việc này có vẻ rất vô lí trừ khi Pinocchio mắc phải epidermodysplasia veruciformis, một loại bệnh về da hiếm gặp, phần lớn bị gây nên do bệnh ung thư biểu mô.

Quái thú và ma sói

Trong thế giới cổ tích, ma sói được nhắc đến rất nhiều lần như quái thú trong “Người đẹp và Quái vật” và con sói trong câu chuyện cổ tích “Cô bé quàng khăn đỏ”. Nhưng những người sói đáng sợ này thật ra là những bệnh nhân vô phương cứu chữa do phản ứng phụ của thuốc.

Hypertrichosis, được biết đến như “hội chứng ma sói”, là tác nhân gây nên việc mọc lông rậm rạp khắp cơ thể. Việc biến đổi gen cũng là một nguyên nhân gây ra hội chứng ma sói khi một số đứa trẻ không may bị sinh ra với lông mọc khắp người. Những người mắc phải hội chứng này sau một thời gian sẽ mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm, thậm chí là bệnh ung thư.

Gương thần

Trong những câu chuyện cổ tích, gương thần là một dấu ấn khó có thể quên. Trong “Bạch Tuyết và 7 chú lùn”, chiếc gương thần đại diện cho trí tuệ quyền năng. Trong câu chuyện “Chiếc gương thần” của Aleksandr Afanas’ev, nó lại mang một sức mạnh có thể cho bạn thấy hình ảnh của miền đất mơ ước.

Công nghệ đã mang đến cho chúng ta một chiếc gương thần nhỏ: Siri, công cụ hỗ trợ cho iPhone. Siri có thể truy cập Internet, đăng tải tranh ảnh của người, nơi chốn và trả lời những câu hỏi mà bạn đưa ra.