Nhớ mùa nhót chín cuối xuân

Nhớ mùa nhót chín cuối xuân
ANTD.VN - Những đứa trẻ làng quê thì chẳng lạ gì với quả nhót xanh đã chua lại còn chát, ấy vậy mà cứ hái cả vốc đầy nắm tay rồi dăm ba đứa túm tụm lại mà mài vào cổ tay áo hay gấu quần rồi chấm muối ăn.

Hà Nội trước thềm Xuân

ANTD.VN - Cách đây chừng nửa tháng, nhiều người ngao ngán nghĩ rằng, thời tiết không có mùa đông như thế này khéo năm nay không có hoa quả đón xuân. Vậy mà không, hoa Hà Nội vẫn nở đúng hẹn, quả Hà Nội vẫn kết trái ngọt lành như năm mới tới chẳng khi nào chậm bước. Năm 2024 sẽ là một năm người Hà Nội rạo rực những bước chân đi tới...

Ngõ ngoại ô Thủ đô

ANTD.VN - Tôi từng thuê trọ ở một ngõ quanh co trên phố Gia Quất, Long Biên, Hà Nội. Gia Quất bây giờ không phải là ngoại thành nữa nhưng cái không khí của một khu ngoại ô vẫn còn nhiều lắm.
Buồn vui nghề ảnh Hà Nội

Buồn vui nghề ảnh Hà Nội

ANTD.VN - Nghề nào cũng vậy, có lúc thịnh lúc suy. Ở thời đại công nghệ 4.0 và sự phát triển vũ bão của trí tuệ nhân tạo (AI), thậm chí nhiều nghề còn bị biến mất. Một nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh) chỉ ra rằng, trong vòng 10 năm tới, 45% nghề nghiệp hiện tại sẽ biến mất và được thay thế hoàn toàn hoặc một phần bởi công nghệ và AI. Âu cũng là quy luật tự nhiên, quy luật của sinh tồn và đào thải. Nghề ảnh là một ví dụ điển hình. Có một thời từng có những “ông vua ảnh”, nhưng thời hoàng kim ấy đã qua, nhắc lại chỉ còn là những hồi ức vui buồn, thành bại.
Một thuở đam mê Hạ Uy Cầm

Một thuở đam mê Hạ Uy Cầm

ANTD.VN - Đàn Hawaii hay còn gọi Hạ Uy Cầm, không biết du nhập vào Việt Nam thời gian nào, nhưng đã được một số nghệ sĩ Hà Nội thế kỷ trước tiếp cận nhạc cụ này và trở thành nổi tiếng như nghệ sĩ Wianam Chấn, Đoàn Chuẩn, Thiên Tơ, Nguyễn Văn Khánh và Đỗ Liên.
Chuyện chưa kể về những gánh xiếc tư ở Hà Nội (1): Lưu diễn

Chuyện chưa kể về những gánh xiếc tư ở Hà Nội (1): Lưu diễn

ANTD.VN - Vào một sáng đầu năm mưa xuân lất phất, đường phố vắng bóng người qua lại bởi cả Hà Nội vẫn còn đang chìm trong giấc ngủ thì trước cửa ngôi nhà phố Hàng Đào, một chiếc xe khách IFA nhộn nhịp chuyển đồ nghề, đạo cụ đoàn xiếc lên xe.
Chuyện chưa kể về những gánh xiếc tư ở Hà Nội (1): Gánh xiếc nơi phố cổ

Chuyện chưa kể về những gánh xiếc tư ở Hà Nội (1): Gánh xiếc nơi phố cổ

ANTD.VN - Nhìn tổ hợp xiếc khép kín của gia đình ông Thiện, người ta cứ ngỡ đó là một bộ phận của Rạp xiếc Trung ương. Trong căn nhà chỉ chừng 40m2 ngay góc phố Hàng Đào - Hàng Bạc, trừ căn gác xép dành cho cả gia đình sinh hoạt, còn lại toàn bộ diện tích căn hộ tầng 1 là nơi để đạo cụ và phòng tập cho các tiết mục uốn dẻo, tung hứng, ảo thuật. Ngay giữa nhà là một chiếc đu bằng kim loại cao sát trần để có thể nhào lộn hàng ngày.
Dấu ấn làng nghề lưu giữ thời gian

Dấu ấn làng nghề lưu giữ thời gian

ANTD.VN - Ngày 20-5 vừa qua, người dân làng Lai Xá, huyện Hoài Đức, Hà Nội tổ chức lễ kỉ niệm 130 năm ông tổ nghề nhiếp ảnh Nguyễn Đình Khánh (Khánh Ký).
Nhớ mãi tình yêu tuổi học trò!

Nhớ mãi tình yêu tuổi học trò!

ANTD.VN - Học sinh trung học ngày ấy cũng nảy sinh tình cảm qua những buổi học nhóm, học tổ… Tuy là có thiện cảm với nhau nhưng cách thể hiện rất tế nhị, rụt rè, đôi khi chỉ dám nói bóng gió, xa gần hoặc viết vội vài chữ trên mảnh giấy…
Cả bầu trời tuổi hoa ngọt ngào, thương nhớ!

Cả bầu trời tuổi hoa ngọt ngào, thương nhớ!

ANTD.VN -  “Ai lông gà, lông vịt, tóc rối đổi kẹo đê…ê...” - tiếng rao lanh lảnh giữa trưa hè khiến tôi đang mơ màng ngủ cũng phải bật dậy, ba chân bốn cẳng chạy xuống bếp tìm mớ lông vịt hôm trước tích lại sau khi làm món đãi khách. Vừa ôm chiếc rá rách đựng lông vịt tôi vừa chạy ra cửa réo: “Bà đổi kẹo ơi… ơi…”.
Cuộc hội ngộ sau 50 năm lửa đạn và những bức ảnh vượt thời gian

Cuộc hội ngộ sau 50 năm lửa đạn và những bức ảnh vượt thời gian

ANTD.VN - Nói đến nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Mai Nam, nhiều người nhớ ngay đến một phóng viên tài hoa có nhiều tác phẩm để đời. Gần trọn cuộc đời cống hiến cho nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam, ông đã có hàng ngàn bức ảnh trên suốt chặng đường dài của đất nước, qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.
Hoài niệm Bách hóa tổng hợp Hà Nội

Hoài niệm Bách hóa tổng hợp Hà Nội

ANTD.VN - Bách hóa tổng hợp từng là niềm tự hào của người Hà Nội trong những năm tháng bao cấp. Tọa lạc ngay khu phố Hàng Bài - Tràng Tiền - Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm) của Thủ đô, nơi này được xem là trung tâm thương mại lớn nhất miền Bắc lúc bấy giờ. Người từ các tỉnh về Hà Nội bao giờ cũng phải ghé Bách hóa tổng hợp, lượn vài vòng tham quan, ngắm hàng hóa đủ các chủng loại, mẫu mã từ tầng 1 lên tầng 2 trong các quầy hàng đèn sáng như sao sa, nhưng rồi cũng chẳng mua được gì vì hầu hết chúng được bán theo tem phiếu...
Hoài niệm xe máy Hà Nội

Hoài niệm xe máy Hà Nội

ANTD.VN - Hà Nội bây giờ ai cũng có xe máy, từ cậu sinh viên tỉnh lẻ mới lên học đại học tới cánh xe thồ rau quả ngoại thành, hay bà bán cá, dân chuyên chở thực phẩm từ lò mổ lợn lúc 4 - 5 giờ sáng đến chợ…
Thanh niên Hà Nội và những phong trào thể thao một thời sôi động

Thanh niên Hà Nội và những phong trào thể thao một thời sôi động

ANTD.VN - Trong những năm 60 của thế kỷ trước, phong trào thể thao ở Hà Nội phát triển rất mạnh, đủ các bộ môn như quyền Anh, bóng đá, bóng bàn, bóng chuyền, thể hình, bơi lội… Riêng quyền Anh đã có rất nhiều lò đào tạo thu hút nhiều võ sinh theo học như lò của các võ sư Quỳnh, Hồng Vân, Phan Sang, Bùi Trần Tý, Phạm Xuân Nhà, Đinh Thọ…
Ký ức những quán nước đầu ngõ

Ký ức những quán nước đầu ngõ

ANTD.VN - “Đầu ngõ có quán bán hàng/ Quanh năm bán nước trà đen kẹo vừng/ Khách là hàng phố xa gần/ Nghỉ chân điếu thuốc, chuyện gần chuyện xa” - Đấy là hình ảnh mộc mạc thân thương của người Hà Nội sau giờ làm việc hay ngày nghỉ rỗi rãi.
Nhọc nhằn đồng nát, ve chai

Nhọc nhằn đồng nát, ve chai

ANTD.VN - Ở Hà Nội có một ngành nghề mà ít ai để ý, nó đã âm thầm hoạt động từ xa xưa, cho tới thành phố khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì có vẻ sôi động hơn, nhộn nhịp hơn, đó là nghề thu mua ve chai, đồng nát…
Tự kiểm điểm thời Covid-19

Tự kiểm điểm thời Covid-19

ANTD.VN - Những ai từng là công chức từ thập kỷ 70-80 thế kỷ trước hẳn không lạ gì bản kiểm điểm công tác cuối năm. Dù làm việc ở bất cứ cơ quan Nhà nước nào thì cuối năm cũng đều phải có một bản tự kiểm điểm quá trình công tác. Phần lớn tự cho rằng mình hoàn thành nhiệm vụ được giao và tự nhận xếp hạng Lao động tiên tiến.
Cảnh xếp hàng ở cửa hàng mậu dịch thời bao cấp

Những ký ức hạnh phúc đơn sơ thời bao cấp

ANTD.VN - Nhắc đến thời kỳ bao cấp là nói đến cái nghèo, nhưng người Hà Nội chẳng chịu ngồi yên. Những người đi làm Nhà nước với cảnh lương ba cọc ba đồng và sống bằng chế độ tem phiếu lúc bấy giờ nghĩ ra đủ mọi cách kiếm thêm thu nhập hàng tháng…
Những thứ quả chua không thể thiếu trong bữa cơm Hà Nội

Những thứ quả chua không thể thiếu trong bữa cơm Hà Nội

ANTD.VN - Trong hệ thống các loại gia vị của ẩm thực Việt, nếu không nhắc đến các loại quả dùng để nấu chua thì hẳn là một thiếu sót lớn. Liệt kê ra thì nhiều, vì mỗi vùng, mỗi miền đều sử dụng gia vị này theo một cách riêng. Tuy nhiên, có thể kể sơ sơ một vài ví dụ những loại quả được dùng phổ biến nhất như: sấu, khế, me, thanh trà, muỗm, dọc, tai chua, chay, nhót xanh...
Hà Nội và những ký ức hạnh phúc đơn sơ thời bao cấp

Hà Nội và những ký ức hạnh phúc đơn sơ thời bao cấp

ANTD.VN - Nhắc đến thời bao cấp là ai nấy nghĩ ngay đến cảnh khó khăn, thiếu thốn. Đặc biệt là những năm 60-70 của thế kỷ trước, Hà Nội cùng cả nước gồng mình xây dựng miền Bắc, chi viện cho miền Nam ruột thịt chiến đấu chống Mỹ.
Phở phố cổ xưa và nay

Phở phố cổ xưa và nay

ANTD.VN - Cứ mỗi khi Hà Nội chuyển gió báo hiệu những ngày rét đậm sắp ùa về, tôi không khỏi dậy lòng những ký ức xa xưa. Cũng lâu lắm rồi, gần một thế kỷ chứ không ít, đêm đông giá lạnh, mưa lây phây trên phố vắng bóng người thì đâu đó lại văng vẳng tiếng rao: “Phớ… phớ… nào!”. Cha tôi nhắc: “Phở lão tàu Kiên đấy!” Ngay tức thì, tôi ba chân bốn cẳng lao ra phố, trên tay bưng bát tô và chiếc đĩa...
Chả cá chân quê

Chả cá chân quê

ANTD.VN - Cùng với thịt, cá là một trong những thực phẩm chủ đạo cho bữa cơm của người Việt. Cá chia ra 2 loại chính là cá nước mặn và cá nước ngọt. Từ 2 loại chính này, người ta tiếp tục chia ra thành nhiều phân biệt nhỏ như cá sông, cá ao, cá mương, cá nước lợ, cá ven biển, cá đánh bắt xa bờ… Việc phân biệt “hộ khẩu” không phải là vô nghĩa, nó là một cách để ngầm biết rằng, mỗi loại cá có nguồn gốc sinh sống ở đâu thì sẽ có một kiểu chế biến riêng.
Thanh niên Hà Nội một thời sôi nổi xây dựng Thủ đô như thế

Thanh niên Hà Nội một thời sôi nổi xây dựng Thủ đô như thế

ANTD.VN - Năm 1954, khi Hà Nội mới được giải phóng, dân số chỉ có khoảng 53 nghìn người. Đến năm 1961 thì tăng lên 91 nghìn. Thủ đô sau những năm tiếp quản từ tay thực dân Pháp còn ngổn ngang bao khó khăn, trở ngại. Các nhà máy, công xưởng bị tàn phá, hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt bị tê liệt, tệ nạn xã hội của chế độ cũ để lại như cô đầu, nhà thổ, các băng nhóm lưu manh vẫn nhan nhản…