ANTD.VN - Thời tôi là thiếu nhi cách đây cũng xa lắm rồi, những 55 năm về trước. Thời ấy đất nước còn khó khăn, cộng với việc Hà Nội phải hứng chịu chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nên chúng tôi thường xuyên phải về quê sơ tán. Lũ trẻ vào những ngày chủ nhật hoặc nghỉ hè thì ngoài chuyện “lêu lổng” ra chẳng còn việc gì khác.
ANTD.VN - Từ lâu, những người có nhà hoặc cửa hiệu ở mặt phố đã hình thành một thứ tư duy: Không cho ai được đỗ xe trước nhà. Việc thi hành “luật” này thường được giao cho phụ nữ hoặc người già. Mấy chị đàn bà mà đã chỉ tay nhắc nhở là cánh đàn ông đã không muốn đôi co, còn người già bước ra sát cửa xe và nói không cho đỗ thì cũng dễ thành “to chuyện”.
ANTD.VN - Sáng nay, ông Nhung, một người bạn già trong “hội nước chè sáng”, sau khi chiêu xong ngụm trà nóng hổi thì nói: “Tôi tạm xa hội ta 3 ngày. Hẹn gặp lại các ông”. Nghe ông Nhung nói vậy mấy ông bạn già cũng như chợt thấy “trống vắng” bèn hỏi lại: “Ông có việc gì à?”. Ông Nhung lại chiêu một ngụm nước trà nữa rồi mới trả lời: “Tôi về dự hội làng các ông ạ”.
ANTD.VN - Từ xưa đến nay, lý do để nước mắt đàn ông phải rơi thường không nhiều. Có lẽ vì thế, khi nhỡ được chứng kiến cảnh đàn ông bật khóc thì không cứ các bà các cô, mà hầu như ai nấy đều thấy tức tưởi, nao nao. Nhất là người khóc lại là một đấng trượng phu tài cao chí rộng.
ANTD.VN - Chuẩn bị kỹ lưỡng cho mỗi chuyến đi, không chỉ là ý thức với bản thân mà còn là ý thức trách nhiệm với xã hội. Chữ “chuẩn bị” ở đây, bao hàm cả nghĩa về nhận thức và hành vi.
ANTD.VN - Này, ông cứ chê nhiều thanh niên Thủ đô, nhất là cái đám 3 đời phố cổ được sống trong điều kiện đầy đủ nên thành ra thụ động, suy nghĩ ì trệ, thiếu óc phê phán, hay còn gọi cách khác là tư duy phản biện. Tôi thấy không hoàn toàn đúng.
ANTD.VN - Văn hóa thị dân Việt không có boxingday (ngày tặng quà ở phương Tây, thứ hai của tuần Giáng sinh), nhưng không có nghĩa là người Việt không có truyền thống tặng quà. Xưa đã có và nay càng đậm nét có.
ANTD.VN - Đông vào là mùa cưới bắt đầu. Tất nhiên bây giờ hiện đại người ta có thể cưới bất cứ lúc nào tùy hứng nhưng dù gì mùa cưới vẫn là khi đông sang. Mùa cưới đến là cỗ bàn tưng bừng. Nói đến cưới chỉ là để nhắc đến khía cạnh cỗ.
ANTD.VN - Chỉ ở cuối Yên Phụ nhỏ mới có hai hàng cơm nguội rất riêng, rất khác biệt. Dường như mỗi người Hà Nội yêu hàng cơm nguội ấy theo một cách khác nhau, để mỗi độ đầu đông, kiểu gì cũng phải lấy cớ đi qua để tìm lại những cành gày guộc khẳng khiu...
ANTD.VN - Có lần tôi đi Singapore, trong một nhà hàng, vừa rút điếu thuốc khỏi bao thì đã có dăm đôi mắt dõi theo, có người còn tiến đến khá gần, vẻ như chỉ chờ mình bật lửa châm thuốc là sẵn sàng rút vé phạt.
ANTD.VN - “Thấy người ăn khoai vác mai đi đào” vốn là câu nói chỉ sự a dua, bắt chước của người dân thôn dã. Nhưng ở Hà Nội lâu năm, tôi nhận thấy cái đặc tính ấy hiện rõ hơn trong đời sống thị thành, như một thứ vết dấu của quá khứ.
ANTD.VN - Hôm rồi nhận được thiếp mời đám cưới, tôi không khỏi giật mình. Một cái thiếp trình bày cầu kỳ, giấy tốt và chắc chắn đắt gấp vài lần thiếp thông thường. Phòng cưới cũng khiến tôi ngạc nhiên. Đó là một trong những phòng cưới hiện đại nhất Hà Nội cỡ 5 sao. Cưới cho con gái đầu rồi tôi biết, vào những nơi đó phải cỡ cự phú tiền tấn, tiền tạ, loại công chức còm ăn đong như mình thì tốt nhất là đừng có bao giờ mơ - xa lắm và cao lắm. Hai thứ ngạc nhiên và giật mình kể trên là vì chủ nhân mời tôi dự đám cưới là một ông già sáu mươi tuổi và ông cũng chẳng giàu có gì. Chao ôi là cưới.
ANTD.VN - Trong hàng vạn thứ hoài niệm, có lẽ ký ức âm thanh là thứ dễ quên nhất. Con người ta khi xa nhau biểu hiện lãng quên ban đầu với lờ mờ gương mặt, khi bắt đầu quên hẳn đến lạc trí nhớ với giọng nói thì là đoạn cuối của hoài ức, đâu đó loáng thoáng nội dung câu chữ mờ nhạt.
ANTD.VN - So với vài tỉnh, thành lân cận, Hà Nội hiếm hoi có những người bói toán thành tiếng, nhưng thời nào cũng có khá đông đám đi bói dạo. Ở ngày này, khách quen uống trên các bãi bia ồn ào vỉa hè kiểu như Hải “xồm”, Lan “chín”, khi đã phê phê, thì thường có mấy chị sồn sồn tới gạ xem chỉ tay hay tướng mặt.
ANTD.VN - “Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu...”. Dạo còn trẻ, tôi hay nghêu ngao những câu hát như thế mà chẳng biết nó xuất xứ thế nào. Bấy giờ những bài hát như này bị cấm vì nó là nhạc vàng. Không quan trọng chuyện nhạc nhẽo mà là cái sự xa Hà Nội kia mới thật đáng nói.
ANTD.VN - Sau 1954, miền Bắc XHCN có một hình mẫu ở mới ra đời, là “nhà tập thể”. “Nhà tập thể” có khi là một ngôi nhà mà trước đó là nhà riêng của một gia đình, như một căn biệt thự, một ngôi nhà phố bị Nhà nước quản lý rồi phân cho nhiều hộ gia đình, hay do chủ cũ cho ở nhờ, cho thuê rồi thành “nhà tập thể” thuộc sở hữu Nhà nước.
ANTD.VN - Hà Nội là một thành phố có nhiều trường đại học, nhất Đông Nam Á chưa thì không chắc, nhưng nhất nước thì đương nhiên. Cũng có thể là vì Thủ đô, và cũng có thể là cư dân ở đây yêu và trọng sự học.
ANTD.VN - Cứ mỗi khi Hà Nội vào đông, bao giờ tôi cũng nhớ đến những câu thơ của nhà thơ Phan Vũ được nhạc sĩ Phú Quang thổi hồn mình vào thành ca khúc tuyệt vời “Em ơi Hà Nội phố”: “Cây bàng mồ côi mùa đông. Nóc phố mồ côi mùa đông. Mảnh trăng mồ côi mùa đông. Ta còn em...”. Một mùa đông vừa rét mướt sụt sùi bi lụy, vừa lãng mạn, si tình, gợi mở rất Hà Nội thuở nào luôn hiện hữu cùng mùa đông Hà Nội hôm nay.
ANTD.VN - Lâu rồi mới thấy bác ra đây đánh cờ, có việc gì mà bận rộn thế? - Bận bịu gì đâu. Nói ra thì sợ bị chê cười, thằng lớn nhà tôi nó bảo “Bố lạc hậu quá”, rồi mua cho cái điện thoại thông minh, lại còn bảo cách vào mạng xã hội “cho nó mở mang đầu óc”. Thế là mày mò suốt.