Sơn mài kể chuyện trong phố cổ

ANTĐ - Nhằm mục đích quảng bá và tôn vinh nghề cổ truyền mang đậm giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, nằm trong khuôn khổ “Năm tôn vinh nghề truyền thống phố cổ 2016”, Ban Quản lý phố cổ Hà Nội tổ chức hoạt động văn hóa với chủ đề “Chuyện sơn mài Việt Nam” tại đình Kim Ngân (42-44 Hàng Bạc, Hà Nội).

Sự kiện có sự tham gia của nhóm họa sỹ sơn ta Việt Nam, bộ môn Sơn mài trường Trung cấp nghề tổng hợp Hà Nội như họa sỹ Lý Trực Sơn, Vũ Tuấn Dũng, Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Văn Bảng... và các làng nghề sơn mài truyền thống.

Triển lãm giới thiệu một cách tổng quan khái quát về nghề sơn truyền thống, với các hình ảnh, hiện vật về cây sơn, công cụ, kỹ thuật chế tác... và nghệ thuật sơn mài đương đại của Việt Nam.

Sơn mài là một nghề truyền thống nay đứng trước nguy cơ mai một. Mới đây, Bộ VH-TT&DL đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để Bộ phối hợp cùng các Bộ, ngành, địa phương và một số quốc gia có di sản văn hóa phi vật thể sơn mài truyền thống, xây dựng hồ sơ đa quốc gia đệ trình UNESCO xem xét công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Bởi vậy, triển lãm là dịp để giới thiệu tới công chúng những nét đẹp, kỹ thuật của sơn mài mang đậm giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Không chỉ trưng bày các tác phẩm sơn mài phong phú, các họa sỹ, nghệ nhân còn trình diễn các công đoạn làm đồ sơn mài truyền thống cho đông đảo du khách tham quan. Hoạt động này được diễn ra từ ngày 15-4 đến ngày 2-5 tại 3 địa điểm: Đình Kim Ngân (42-44 Hàng Bạc), Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ (50 Đào Duy Từ) và Ngôi nhà Di sản (87 Mã Mây, Hà Nội).

Một số hoạt động tại triển lãm “Chuyện sơn mài Việt Nam”:

 
Sơn mài kể chuyện trong phố cổ ảnh 2 Sơn mài kể chuyện trong phố cổ ảnh 3 Sơn mài kể chuyện trong phố cổ ảnh 4 Sơn mài kể chuyện trong phố cổ ảnh 5

Dụng cụ làm sơn mài 

Sơn mài kể chuyện trong phố cổ ảnh 6 Sơn mài kể chuyện trong phố cổ ảnh 7 Sơn mài kể chuyện trong phố cổ ảnh 8

Trình diễn kỹ thuật làm tranh sơn mài.