Siêu bom Mỹ có phá được siêu hầm của Iran?

ANTĐ - Mới đây, Lầu Năm Góc có đề cập đến việc sẽ dùng siêu bom để oanh kích các cơ sở hạt nhân của Iran trong trường hợp phải dùng đến các biện pháp quân sự.
"Siêu bom" của Mỹ
"Siêu bom" của Mỹ


Mỹ đã tốn hàng tấn tiền vào loai bom có sức oanh tạc mạnh, nhưng vẫn chưa đủ tầm này. Iran tuyên bố rằng họ có loại "siêu bê-tông" để xây nên các hầm ngầm chặn đứng loại siêu bom của Mỹ.

Iran là một trong số các quốc gia dễ bị động đất nhất trên thế giới. Do đó, các nhà khoa học của nước này đã chế tạo ra một loại bê tông chịu lực đặc biệt, hay còn được biết đến với tên gọi UHPC. Đây là một trong những loại vật liệu xây dựng cứng và rắn nhất trên thế giới.

Công nghệ này cũng được ứng dụng trong quân sự. Điều này sẽ giúp cho Iran có thể ngăn chặn được mọi cuộc oanh tạc vào các cơ sở hạt nhân chiến lược của họ.

Và tranh biếm họa: Các nhà khoa học Iran: "Tiếng rơi của hàng triệu USD nghe như vậy đấy"
Và tranh biếm họa: Các nhà khoa học Iran: "Tiếng rơi của hàng triệu USD nghe như vậy đấy"

Động thái này chắc chắn sẽ gây nên rất nhiều lo ngại từ phía Washington. Nhưng điều đáng nói là việc này không chỉ phản ánh bước tiến bất ngờ của Iran, mà còn cho thấy các biện pháp mà Bộ Quốc phòng Mỹ áp dụng.

Với các căng thẳng leo thang quanh chương trình hạt nhân của Tehran, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Leon Panetta cho biết việc nâng cấp loại siêu bom phá boongke của Mỹ là MOP vẫn chưa thật sự sẵn sàng.

Trong khi đó, cơ sở hạt nhân của Iran như trung tâm nghiên cứu Fordo nằm sâu gần 100 dưới nền đá móng. Do đó, Mỹ đã tính đến bom MOP và bổ sung thêm 86 triệu USD để cải tiến sức công phá của loại bom này.

Hiện vẫn chưa biết chính xác Iran đổ bao nhiêu tiền vào việc nâng cấp hệ thống "siêu hầm", nhưng nhiều khả năng khó có thể tương đương với quy mô "siêu bom" của Mỹ về mặt tài chính.

Lầu Năm Góc cho tới nay đã chi trên 400 triệu USD cho siêu bom và nhiều người nghi ngại rằng loại bom này chẳng công phá được gì khác ngoài việc oanh tạc ngân sách quốc phòng Mỹ.

Và một điều khác cũng rất rõ ràng: 'siêu hầm' này cũng chính là một chướng ngại vật thật sự cho quân đội Mỹ.