- Không trích tiền từ tài khoản theo quyết định cưỡng chế thuế, ngân hàng sẽ bị phạt tiền
- Mới nhất: Bộ Công an đề xuất các trường hợp bị khấu trừ lương, thu nhập
Điều 16 Dự thảo Nghị định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nêu rõ, đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản là tổ chức, cá nhân không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, không thanh toán hoặc thanh toán chưa đủ kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, chi phí cưỡng chế mà có mở tài khoản hoặc tiền gửi tại tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam.
Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế có trách nhiệm thông báo cho người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thông tin về tài khoản, tiền gửi của mình tại tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Trường hợp chưa có thông tin về tài khoản, tiền gửi của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thì việc xác minh thông tin thực hiện như sau:
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc hết thời hạn cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt yêu cầu cá nhân, tổ chức hoàn trả kinh phí đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có văn bản yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước cung cấp thông tin về tài khoản, tiền gửi của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ các thông tin cần cung cấp như tên, địa chỉ, số tài khoản hoặc số sổ tiền gửi, số tiền có trong tài khoản hoặc sổ tiền gửi và các thông tin cần thiết khác.
Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước có văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam do mình quản lý cung cấp thông tin kèm theo văn bản yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.
Sau khi nhận được thông tin, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm chuyển cho người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế trong thời hạn 2 ngày làm việc…
Đặc biệt Dự thảo còn quy định rõ về việc chấm dứt phong tỏa tài khoản. Theo đó, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày thi hành xong quyết định cưỡng chế hoặc ngay sau khi cơ quan, tổ chức đã thực hiện xong yêu cầu của người ra quyết định cưỡng chế về khấu trừ tiền trong tài khoản thì người ra quyết định cưỡng chế phải ban hành quyết định chấm dứt phong tỏa tài khoản.
Sau khi ra quyết định chấm dứt phong tỏa tài khoản, người ra quyết định cưỡng chế phải gửi tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thi hành quyết định chấm dứt phong tỏa tài khoản.
Tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang quản lý tài khoản, sổ tiền gửi của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thực hiện chấm dứt phong tỏa tài khoản ngay khi nhận được quyết định chấm dứt phong tỏa tài khoản…