Sáng kiến nhằm bảo vệ di tích khảo cổ ở Ai Cập những ngày loạn lạc 2011

ANTD.VN - Trong những ngày xảy ra cuộc nổi dậy chống chính phủ ở Ai Cập năm 2011, lực lượng cảnh sát tan rã khiến các địa điểm khảo cổ dễ trở thành “mồi ngon” cho những kẻ cướp bóc. Rất may lúc đó có một người đàn ông đã thực hiện kế hoạch táo bạo, bảo vệ thành công khu mộ có một không hai của Ai Cập cổ đại.
 

Khu lăng mộ những vị vua đời đầu của Ai Cập cổ ở Abydos

Ở Abydos, thành phố phía Tây Ai Cập có một nghĩa địa cổ mang tên al Madfuna hay còn gọi là “Khu chôn giấu”. Đây là nơi chôn cất những vị vua được biết đến sớm nhất Ai Cập cùng những tòa nhà xây bằng bùn đầu tiên trên thế giới. Công trình này có niên đại khoảng năm 2.660 trước Công nguyên với những bức tường thành hình chữ nhật cao gần 12m.

Không ai biết “Khu chôn giấu” được xây lên nhằm mục đích gì. Nó cũng còn tên gọi khác chưa rõ nguồn gốc là Shunet al Zebib hay “kho đựng nho khô” theo tiếng Arập. Điều đó khiến người ta suy đoán rằng, nó từng là một kho chứa hàng hóa, động vật. Đáng chú ý, không hiểu sao Auguste Mariette, một nhà khảo cổ người Pháp làm việc ở đây vào giữa thế kỷ 19 nhận định rằng, đó là “đồn cảnh sát”. Giả thuyết này dường như dựa trên dự đoán về nạn cướp bóc vốn khá phổ biến ở Abydos trong suốt chiều dài lịch sử của nó.

Trộm cướp nổi lên sau chính biến

Vào ngày 28-1-2011, tại Cairo, cuộc biểu tình đòi lãnh đạo cao nhất Ai Cập phải từ chức bước sang ngày thứ tư. Hàng chục nghìn người tập trung ở Quảng trường Tahrir và ai đó đã đốt cháy trụ sở Đảng Dân chủ quốc gia của Tổng thống Hosni Mubarak. Trước đó, hồi tháng 10-2010, Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat bị ám sát trong cuộc diễu binh ở Cairo. Sau vụ ám sát, ông Mubarak trở thành Tổng thống. 

Bất ổn ở Cairo lan dần đến Abydos, nhóm nghiên cứu từ Đại học Brown (Mỹ) đã rút về nước, thay vào đó là một nhóm các nhà khảo cổ đến từ Viện Mỹ thuật thuộc Đại học New York. Nhóm này đang phục chế lại công trình Shunet al Zebib do nhà khảo cổ học Matthew Adams dẫn đầu. Ông Matthew Adams (48 tuổi) - một nhà Ai Cập học - đã lần đầu tiên đến với “thành phố của những người chết” này từ năm 1981 khi làm thực tập sinh. Tuy vậy, các nhà khảo cổ ở đây vẫn tiếp tục công việc như mọi khi là sắp xếp lại hàng ngàn mảnh gốm cổ. 

Trong bóng tối, chiếc xe trông giống như xe bọc thép vốn phổ biến ở nhiều địa danh du lịch ở Ai Cập. Mỗi đêm, Ahmed và những nhân viên bảo vệ lái chiếc thiết giáp “rởm” quanh khu mộ với đèn nhấp nháy, còi báo động inh ỏi. Họ cũng tung tin đồn rằng cảnh sát đã hoạt động trở lại. Vào ban ngày, Ahmed giấu khung gỗ đi, đến tối, họ lại làm công việc lái “thiết giáp” quanh khu mộ cổ, bấm còi, bật đèn cho đến trước bình minh. Việc này đã có hiệu quả, ít nhất là khu di tích vẫn nguyên vẹn cho đến khi tình hình trật tự được khôi phục. 

Đến ngày 1-2-2011, ít nhất 200.000 người tập trung biểu tình trên quảng trường Tahrir. Cảnh sát đã từ bỏ các vị trí của họ trên khắp đất nước. Tại nhà tù Wadi al-Natroun ở sa mạc phía Tây Bắc Cairo, hàng trăm tù nhân trong đó có một thủ lĩnh của tổ chức Anh em Hồi giáo tên là Mohammed Morsi đã được giải thoát. Sau khi nghe tin tức về vụ vượt ngục, ông Adams quyết định sơ tán cả đội các nhà khảo cổ học. Họ phải mất 3 ngày mới thuê được máy bay riêng từ Luxor (Ai Cập) đến Athens (Hy Lạp). Chỉ vài giờ sau khi đội khảo cổ rời đi, bọn trộm đã xuất hiện ở “Khu chôn giấu”.  

Vài ngày sau đó, lực lượng bảo vệ tư nhân của nghĩa trang đã phát hiện những kẻ cướp mộ đầu tiên. Có hôm vào lúc 2h sáng, một nhóm đeo mặt nạ khá đông và mang theo dụng cụ để khai quật kéo đến. Đối mặt với lính canh, bọn cướp mộ dọa giết tất cả những ai không từ bỏ khu nghĩa địa cổ. Kết quả là chúng đã làm hư hại một số cấu trúc ngầm ở đây nhưng sau đó bỏ đi.

Khu mộ cổ do Ahmed Ragab quản lý. Người đàn ông 40 tuổi này là người vùng Aswan (miền Nam Ai Cập) khá điềm tĩnh và có trách nhiệm. Tại các địa điểm khảo cổ Ai Cập, người ta thường thuê nhân viên quản lý từ một vùng khác của đất nước. Lý do là vì, như vậy anh ta sẽ thoát khỏi áp lực của gia đình và bộ lạc địa phương. Ahmed biết những kẻ cướp mộ có súng, nhưng nếu chúng là người Abydos thì sẽ không bắn những người đồng hương của mình khi họ không có vũ khí. 

Ahmed không e ngại việc các cổ vật bị đánh cắp. Sau hàng nghìn năm diễn ra nạn cướp mộ và sau hơn 1 thế kỷ các chuyên gia khảo cổ tìm đến đây, các vật thể có giá trị dễ tìm thấy nhất đã được đưa ra khỏi khu nghĩa địa cổ này. Nhưng những kẻ cướp bóc không chịu hiểu điều này và chúng vẫn lén lút đào. Điều này có khả năng làm hỏng các cấu trúc dưới lòng đất chưa được nghiên cứu chính xác.

Peter Hessler, nhà văn Mỹ đã viết cuốn sách về việc bảo vệ khu mộ cổ vào năm 2011

Thiết giáp tự chế xua đuổi kẻ cướp mộ

Người Ai Cập cổ đại trước kia chia đất đai của họ thành vùng Thượng và Hạ Ai Cập, dựa theo dòng sông Nile. Ở Thượng Ai Cập, sông Nile đã tạo nên một hẻm núi sâu trên cao nguyên Bắc Phi và quy tụ 30 triệu cư dân, nhiều hơn cả dân số của Lebanon, Jordan, Israel và Libya ngày nay cộng lại. Nhưng tất cả những người dân vùng Thượng Ai Cập tập trung vào một thung lũng hẹp giống như một dải ốc đảo, được bao quanh bởi một sa mạc lớn.

 “Khu chôn giấu” đứng án ngữ ở nơi tiếp giáp giữa thung lũng và sa mạc, quanh đó không có sự sống, không cây cối và dân cư, chỉ có cát và đá kéo dài hơn 1km đến bức tường phía Tây của hẻm núi. Vách đá này được cho là lối vào thế giới bên kia, những linh hồn đi theo hẻm núi đến nơi mặt trời lặn đầy bí ẩn.

Tại khu nghĩa địa cổ này, người ta đã phát hiện được văn tự sớm nhất ở Ai Cập, khoảng năm 3.300 trước Công nguyên. Vào đầu triều đại thứ nhất, khoảng năm 3.000 trước Công nguyên, các vị vua đã cai trị khu vực gần Cairo ngày nay, nơi dễ kiểm soát cả Thượng và Hạ Ai Cập, nhưng họ đã quay trở lại để xây dựng khu lăng mộ và thực hiện các nghi lễ ở Abydos, nơi được cho là quê hương của tổ tiên của họ. Cuối cùng, khu nghĩa địa cổ đã trở thành một địa điểm hành hương với người Ai Cập trong một lễ hội được tổ chức hàng năm kéo dài suốt hơn 1 thiên niên kỷ. 

Trở lại thời điểm ngày 11-2-2011, truyền hình quốc gia Ai Cập thông báo, Tổng thống Mubarak đã rời khỏi văn phòng. Cũng trong khoảng thời gian đó, nhiều đối tượng ở xa bắt đầu đến “Khu chôn giấu”, một vài người trong số họ tin vào tín ngưỡng ma thuật lâu đời ở vùng Thượng Ai Cập. Một buổi tối, những người bảo vệ khu di tích bắt giữ, thẩm vấn một tên trộm trẻ tuổi đến từ Nagaa Hammadi, một thị trấn cách đó 1 giờ xe chạy. Thanh niên này nói, một thầy bói theo đạo Hồi trong làng anh ta phán rằng kho báu có thể tìm thấy ở Abydos. Ahmed đã cố gắng liên lạc với cảnh sát, nhưng không được hỗ trợ nên đội bảo vệ đã thả kẻ cướp mộ.

Không thể trông chờ vào cảnh sát, Ahmed nghĩ đến một phương cách có thể bảo vệ khu di tích. Anh đã thu thập một số đồ gỗ, đinh, sơn và bắt tay vào việc. Ahmed đã đóng một hộp gỗ hình chữ nhật lớn (2m x 4m) rồi sơn toàn bộ màu xanh đen đậm. Người quản lý này còn đến Balyana, trung tâm huyện cách Abydos khoảng 10km, để mua một chiếc đèn nháy giả của cảnh sát. Anh lắp đèn cùng còi hú lên nắp hộp gỗ rồi nhờ mọi người cẩu chiếc hộp trùm lên chiếc ô tô Daihatsu của mình.

Trong bóng tối, chiếc xe trông giống như xe bọc thép vốn phổ biến ở nhiều địa danh du lịch ở Ai Cập. Mỗi đêm, Ahmed và những nhân viên bảo vệ lái chiếc thiết giáp “rởm” quanh khu mộ với đèn nhấp nháy, còi báo động inh ỏi. Họ cũng tung tin đồn rằng cảnh sát đã hoạt động trở lại. Vào ban ngày, Ahmed giấu khung gỗ đi, đến tối, họ lại làm công việc lái “thiết giáp” quanh khu mộ cổ, bấm còi, bật đèn cho đến trước bình minh. Việc này đã có hiệu quả, ít nhất là khu di tích vẫn nguyên vẹn cho đến khi tình hình trật tự được khôi phục.