Sản xuất điện từ bã mía giúp làm Trái đất xanh hơn

ANTD.VN - Một chính sách mới của các nhà lãnh đạo cùng các nhà khoa học Mauritius - một quốc đảo nhỏ nằm ở phía Đông Madagascar vừa được triển khai đã tạo ra sự thay đổi lớn khi họ dùng bã mía sau quá trình sản xuất đường để tạo ra điện năng. 

Sản xuất điện từ bã mía giúp làm Trái đất xanh hơn ảnh 1Một nhà máy sản xuất mía đường kiêm sản xuất điện của Mauritius

Tài nguyên vô giá từ những thứ “bỏ đi”

Về vị trí địa lý của Mauritius, chúng ta sẽ hoàn toàn ngạc nhiên bởi đây chỉ là một quốc đảo nhỏ nằm ở phía Tây Nam Ấn Độ Dương, cách đảo Madagascar khoảng 900km về phía Đông, thuộc châu Phi. Điện năng ở quốc đảo nhỏ này chủ yếu được tạo ra từ nguồn nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu. Chính sự phụ thuộc này đã làm cho nhu cầu sử dụng điện của người dân Mauritius ngày càng bấp bênh, lo sợ thiếu điện trong cả sản xuất lẫn đời sống. Chính quyền Mauritius cũng đã đầu tư nhiều dự án sản xuất điện xanh như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện, nhưng dường như không hiệu quả và nguồn nguyên liệu hóa thạch ngày càng đắt đỏ và khan hiếm.

Bã mía đã được các nhà khoa học đánh giá có rất nhiều tiềm năng trong ứng dụng thực tiễn đời sống và những gì đang diễn ra tại Mauritius cũng đang góp phần chứng minh một điều rằng không có gì là thứ bỏ đi và bã mía chính là nguyên liệu tiềm năng để phát triển nguồn năng lượng có giá trị kinh tế cao - ngay cả khi nó chỉ được xem như một giải pháp thay thế tạm thời cho các dạng năng lượng tái tạo khác. 

Do đó, chính quyền Mauritius đã mạnh tay đầu tư cho… cây mía. Một phần cũng bởi quốc đảo này có ngành công nghiệp mũi nhọn là sản xuất mía đường. Mặt khác, các sản phẩm phụ dư thừa sau quá trình sản xuất mía đường là bã mía sẽ được các nhà khoa học xử lý để tạo ra một sinh khối nhiên liệu từ bã mía (biomass). Hiện tại, khối lượng nhiên liệu sinh khối này đã đạt tới con số ấn tượng, khi có thể sản xuất ra lượng điện năng cung cấp đủ cho 14% lượng điện tiêu thụ của đảo quốc này. 

Mauritius sản xuất điện bằng cách đốt một loại vật liệu có tên “bagasse” - một sản phẩm cuối cùng của quá trình xử lý cây mía để sản xuất đường. Mauritius cũng đã xây dựng 4 nhà máy lớn sản xuất mía đường. Mỗi nhà máy đều có trạm năng lượng sinh khối riêng của mình để họ đốt bã mía tạo ra điện năng. Ngoài ra, các nhà máy này còn thu thập thêm được khí carbon dioxide, thải ra trong quá trình đốt bã mía để tạo ra chất thêm vào các thứ đồ uống có gas. 

Giảm sự lệ thuộc, nhân rộng mô hình

Trước đây, bã mía đã được các nhà khoa học đánh giá có rất nhiều tiềm năng trong ứng dụng thực tiễn đời sống và những gì đang diễn ra tại Mauritius cũng đang góp phần chứng minh một điều rằng không có gì là thứ bỏ đi và bã mía chính là nguyên liệu tiềm năng để phát triển nguồn năng lượng có giá trị kinh tế cao - ngay cả khi nó chỉ được xem như một giải pháp thay thế tạm thời cho các dạng năng lượng tái tạo khác. 

Hơn nữa, bã mía ở Mauritius cũng đang được đánh giá như một “chỉ dấu”, báo hiệu tin mừng cho nhiều nơi khác trên thế giới khi nhân loại đang đứng trước sự cạn kiệt của nguồn nguyên liệu hóa thạch và thậm chí còn đang điêu đứng trước hậu quả nặng nề từ nó gây ra.

“Mục tiêu của Chính phủ Mauritius đặt ra là tăng tỷ lệ điện từ nhiên liệu tái tạo trong tổng số lượng điện trên đảo lên con số 35% vào năm 2025. 35% không phải con số khó đạt được, bởi vì trong năm tới chúng tôi đã có 11 công viên điện mặt trời và có ít nhất 2 cánh đồng điện sức gió. Do đó, chúng ta có thể vừa được tận hưởng nguồn năng lượng xanh, vừa tiết kiệm được chi phí, đồng thời bảo vệ được môi trường ngày càng xanh hơn”, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Năng lượng Mauritius, Ivan Collendavelloo cho biết.

Hy vọng nằng, nếu ở đâu cũng có thể áp dụng được những gì đã làm được ở Mauritius thì chúng ta đang ngày càng làm Trái đất xanh hơn. Chính Phó Thủ tướng Ivan Collendavelloo cũng hy vọng rằng, thành công này của Mauritius sẽ là nguồn cảm hứng cho toàn thế giới. Một quốc đảo nhỏ bé, không có tài nguyên, phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu hóa thạch và giờ đây họ đang thoát dần sự lệ thuộc này theo đúng cách lợi cả đôi đường, vừa có điện năng sử dụng vừa đảm bảo an toàn môi trường.