“Săn” người tài

(ANTĐ) - Công nghệ tìm kiếm, nghệ thuật tìm người - đó là những cụm từ hướng chỉ đến công việc của một bộ phận bạn trẻ đang thử sức mình - Nghề “săn đầu người” mà “tài sản” của họ là những cá nhân, những ứng viên “chất lượng cao”...

“Săn” người tài

(ANTĐ) - Công nghệ tìm kiếm, nghệ thuật tìm người - đó là những cụm từ hướng chỉ đến công việc của một bộ phận bạn trẻ đang thử sức mình - Nghề “săn đầu người” mà “tài sản” của họ là những cá nhân, những ứng viên “chất lượng cao”...

Để tìm được nguồn nhân lực quý giá này, đòi hỏi các bạn trẻ, những “người đi săn” cũng phải là những người tài cộng thêm những kỹ năng nghề nghiệp không thể thiếu để có thể nắm bắt được những dữ liệu về nhân sự mà các công ty, tập đoàn lớn thông qua họ nhắm đến…

Chỉ cần vào trang chủ của thế giới việc làm  (vietnamworks), đăng ký dữ liệu kèm theo địa chỉ email, hàng tuần hòm thư điện tử của bạn nhận được một bản tin việc làm với chi tiết hàng nghìn việc làm mới hấp dẫn trong tuần, hay việc làm với các công ty hàng đầu, cơ hội làm sếp hoặc nghề lương cao ($800+)…

Đơn cử một dẫn chứng để thấy được số lượng “cầu” luôn thừa, chỉ tiếc là “cung” lại thiếu, hoặc có nhưng lại mang tính đại chúng, thiếu hẳn những ứng cử viên sáng giá, hay còn được gọi là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Vậy muốn “sở hữu” được “tài sản” quý giá này, các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn không thể vận dụng cách tuyển tụng thông thường, họ đành nhắm đến dùng người tài để “đi săn” người tài. Thực tế cho thấy nguồn nhân lực có thể đáp ứng một vị trí quan trọng thường đang làm việc cho những doanh nghiệp khác, không ngoại trừ là người của các đối thủ cạnh tranh.

Và lệ đã bất thành văn, những doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh không thể liên hệ với những nguồn nhân lực đó. Vậy là nghề “săn đầu người” ra đời với chức năng, nhiệm vụ là tìm kiếm, liên hệ và tiến cử người tài cho các doanh nghiệp thông qua công nghệ tìm kiếm và nghệ thuật tìm người.

Hoàng Giáp, Thạc sỹ Quản lý kinh tế trường Kensington College of Business thuộc hệ thống trường ĐH University of Glamorgan, người đã và đang làm công việc “săn đầu người” trước và sau khi sang Anh học Thạc sỹ cho biết: “ở Việt Nam nhiều công ty lớn của nước ngoài như P&G, Pepsi, Unilever, Coca Cola… luôn ký các hợp đồng với các công ty hoặc cá nhân làm tự do (freelance) làm dịch vụ kiếm tìm người tài.

Ngoài những yêu cầu tất yếu thường thấy như khả năng, chuyên môn, trình độ, khả năng thích ứng, trong bản hợp đồng ký kết, các công ty tìm người thường muốn đối tác của mình kiểm tra, đánh giá và thẩm định nhân sự, hoàn thành bằng báo cáo cụ thể trước khi họ gặp gỡ trực tiếp.

Công việc bắt đầu, với phương châm người trẻ đối thoại với người trẻ, người tài kiếm người tài, đầu mối ban đầu là số lượng lớn những bộ hồ sơ thu thập được, họ bắt đầu lập một hệ thống theo dõi và nắm bắt thông tin về các ứng viên, chủ yếu tập trung vào các ứng viên sáng giá.

Hiện nay các website như vietnamworks.com; vietjobs.com, kiemviec.com, tuyendung.com… là một kho tư liệu về nguồn nhân lực đa ngành nghề và tuyệt đối được bảo mật bởi thông tin về các ứng viên là yếu tố sống còn với các chuyên gia “săn đầu người” (đa phần là bạn trẻ).

Đã từ lâu thuật ngữ “săn đầu người” không còn xa lạ với các bạn trẻ Việt Nam, bởi để làm được công việc này trước tiên bạn phải chứng minh được mình là người có khả năng vượt trội bằng kết quả có thể cân, đo, đong đếm được. Hơn thế, đây là một nghề hái ra tiền, bởi chi phí nhà tuyển dụng sẽ phải bỏ ra là khá cao nếu ứng viên được “tìm thấy” khiến họ hài lòng.

Hoàng Giáp cho biết thêm có những công ty đã từng rút hầu bao từ 30 đến 50 nghìn USD hòng có được một nhân sự có thể đảm nhiệm chức Giám đốc Tài chính (Finance Director). Chính vì thế khiến cho nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam ngày một tăng mạnh.

Dẫu biết là một nghề mới thu hút giới trẻ hiện nay, nhưng để tồn tại được ở nghề này lại là một điều không dễ. Tìm một nhân sự bậc cao không khác gì đi giải một bài toán hóc búa.

Từ việc huy động tổng lực mọi nguồn thông tin, kiếm tìm trên mạng, gửi các bản mô tả công việc đến các ứng viên, các quản trị trang dịch vụ trực tuyến, đến việc triền miên nghiền ngẫm hồ sơ, qua các mối quan hệ giới thiệu để cô lọc ra các ứng viên triển vọng nhất.

Điểm khó khăn là đa phần họ đều đang làm việc ở các doanh nghiệp, công ty với thu nhập ổn định. Bước tiếp theo làm làm sao tiếp cận, thuyết phục họ “chịu” tiếp xúc với mình là điều rất khó khăn…

Để hạ đo ván một người tài, không ai khác chính là những người tài - chính vì thế, các công ty với dịch vụ tìm kiếm và tuyển chọn nhân sự cấp cao chuyên nghiệp lớn hiện nay như Navigos Group, PricewaterhouseCoopers VN (PwC)… tại thị trường Việt Nam luôn mở cửa đón những người tài để “đi săn” người tài.

Nguyễn Phương