RMIT Việt Nam đẩy mạnh sử dụng nguồn tài nguyên giáo dục mở

ANTD.VN -Cuộc cách mạng số cũng đã chuyển đổi mạnh mẽ các trường đại học, và cách thức hỗ trợ sinh viên. Số hóa là tiền đề quan trọng thời nay và nó đã giúp sinh viên phát triển các kỹ năng chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống và công việc.

Tại Hội thảo giáo dục gần đây do Trung tâm xuất sắc về Kỹ thuật số RMIT Việt Nam tổ chức với tên gọi “Số hóa không gian trong giáo dục đại học”, do Thư viện RMIT Việt Nam đã trình bày về việc trường sử dụng nguồn tài nguyên giáo dục mở (OER.

Hội thảo được sự đón nhận của gần 300 khách tham dự tại hai cơ sở Hà Nội và TP HCM.

 Bà Clare O’Dwyer, Trưởng thư viện và Phòng Hỗ trợ học thuật, cho biết: “OER đem đến cơ hội tuyệt vời để các cơ sở giáo dục trên khắp thế giới làm việc cùng nhau, đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy. RMIT Việt Nam đang phát triển nhiều dự án OER và chúng tôi vui mừng được chung tay xây dựng cộng đồng OER ở Việt Nam”.

Ông Đỗ Văn Châu (phải), Chuyên viên thư viện phụ trách các Dịch vụ số, và bà Nguyễn Trần Minh Châu, Chuyên viên thư viện phụ trách hỗ trợ các khoa, của Thư viện RMIT Việt Nam, giới thiệu về Nguồn tài nguyên giáo dục mở của trường

Được tài trợ bởi Trung tâm xuất sắc về Kỹ thuật số của trường, Nguồn cung cấp tài liệu dạy và học chất lượng cao, bản quyền mở từ các trường đại học danh tiếng trên thế giới, với mong muốn hỗ trợ hoạt động học tập, giảng dạy và nghiên cứu tại RMIT cũng như các trường đại học khác ở Việt Nam.

Ông Đỗ Văn Châu, Chuyên viên thư viện phụ trách các Dịch vụ số của Thư viện RMIT Việt Nam cho biết: “Các nguồn tư liệu này đến từ sách giáo khoa, giáo trình, ghi chú và bài đọc từ giảng viên, bài nghiên cứu khoa học, và báo cáo và luận văn tiến sĩ”.

Để truy cập Nguồn tài nguyên giáo dục mở, công chúng có thể vào trang web của Thư viện RMIT Việt Nam và tìm mục Free Open Educational Resources.

Mục này liên kết chặt chẽ cũng như chia sẻ những nội dung liên quan với trang Learning Lab Việt Nam và Kho lưu trữ mở Công trình nghiên cứu khoa học – hai dự án OER khác của trường.

Trang Learning Lab Việt Nam được sự hỗ trợ của Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số RMIT Việt Nam cho phép người dùng truy cập vào rất nhiều nguồn tư liệu trực tuyến nhằm giúp nâng cao kỹ năng học tổng quát, kỹ năng viết, toán học, dữ liệu, vật lý và hóa học.

Trong khi đó, Kho lưu trữ mở Công trình nghiên cứu khoa học tạo điều kiện cho người dùng truy cập miễn phí các bài nghiên cứu đã công bố của cán bộ giảng viên và sinh viên Đại học RMIT trên khắp thế giới. Kho lưu trữ hiện có 44.359 tài liệu có thể tìm kiếm dễ dàng.

Ông Châu chia sẻ: ““Nhằm khuyến khích sử dụng OER trong dạy và học, RMIT Việt Nam đã và đang tư vấn cách lên kết hoạch và phát triển bộ sưu tập OER với các trường đại học khác ở Việt Nam. Mô hình OER đã được áp dụng thành công ở nhiều trường đại học như Đại học Đông Á, Đại học Hoa Sen và Đại học Bà Rịa Vũng Tàu. Bộ sưu tập OER của RMIT Việt Nam hiện được xem là những nguồn đáng tin cậy được đưa vào các kênh OER này”.