'R-27 Ukraina đánh bật R-27 của Nga'

Ba trong số các công ty điện tử và tên lửa hàng đầu của Ukraina vừa đồng ý cùng nhau việc phát triển loại đầu dò hai chế độ chủ động/ thụ động mới cho tên lửa không - đối - không.

Dự án này không dành cho chương trình tên lửa mới, nhưng thay vào đó có thể được trang bị thêm cho các loại tên lửa đất- đối - không như Vympel R-27 (AA-10 Alamo A/C/E/F) hiện có.
Dầu dò tên lửa mới sẽ không được xem là sự thay thế cho việc các quốc gia tìm cách mua tên lửa không đối không dẫn đường chủ động RVV-AE (AA-12) do Nga chế tạo.

'R-27 Ukraina đánh bật R-27 của Nga' ảnh 1

Tên lửa không-đối-không tầm trung R-27ET1

“Phát triển này không phải nhằm mục đích để có thể đánh bật Nga ra khỏi thị trường truyền thống của họ” - đại diện của các công ty Ukraina nói với Jane's Defence Weekly tại triển lãm Hàng không Vũ trụ Quốc gia AviaSvit được tổ chức tại sân bay Gostomel, gần thủ đô Kiev (Ukraina).
Thay vào đó, các kỹ sư và các nhà tiếp thị thị trường của Ukraina chuyên về việc đề xuất thiết kế này nói rằng, đầu dò mới sẽ được đưa ra như một tùy chọn nâng cấp cho các quốc gia đang sở hữu một số lượng đáng kể loại tên lửa không đối không R-27R/ER được trang bị đầu dò dẫn đường bán chủ động AGAT 9B-1101K thế hệ cũ, hoặc các biến thể tên lửa R-27P/EP được trang bị đầu dò thụ động Avtomatika 9B-1032, đầu dò chống bức xạ vẫn nằm trong kho của họ.

'R-27 Ukraina đánh bật R-27 của Nga' ảnh 2

Tên lửa R-27 được sử dụng trên máy bay tiêm kích MiG-29

Biến thể tên lửa dẫn đường bán chủ động của R-27 đã được xuất khẩu rộng rãi đến mọi quốc gia hiện đang sở hữu các dòng máy bay tiêm kích MiG-29, Su-27/Su-30, hay các chiến đấu cơ khác do Nga thiết kế như một bộ phận chiến đấu trong lực lượng không quân của họ.

Đàm Thuận