Trung Quốc đã phát triển sức mạnh hạt nhân của mình như thế nào? (3)

ANTĐ - Trung Quốc chính thức gia nhập NPT vào tháng 3 năm 1992 với tư cách là một nước có vũ khí hạt nhân.

Trong bài tuyên thệ gia nhập, chính quyền Trung Quốc kêu gọi tất cả các nước có vũ khí hạt nhân phải đưa ra những đảm bảo “không sử dụng đầu tiên” vũ khí hạt nhân một cách vô điều kiện nhằm mang lại những đảm bảo an ninh tích cực hoặc tiêu cực đến những nước không có vũ khí hạt nhân, hỗ trợ phát triển các khu vực phi vũ khí hạt nhân, rút toàn bộ vũ khí hạt nhân đã triển khai ngoài khu vực lãnh thổ quốc gia và ngăn chặn chạy đua vũ trang ngoài không gian. Từ thời điểm gia nhập, Trung Quốc đã góp phần nâng cao vai trò của NPT trong ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân cũng như ủng hộ quyết định mở rộng NPT tại Hội thảo đánh giá và mở rộng của NPT năm 1995.

Tuy nhiên, Trung Quốc tiếp tục khẳng định họ không coi việc không phổ biến vũ khí hạt nhân là dấu chấm hết cho mình mà lại cho đó là một biện pháp tiến đến mục tiêu cuối cùng là cấm hoàn toàn và tiêu hủy toàn bộ vũ khí hạt nhân. Bất chấp những gì họ đã nói, Trung Quốc lại dính líu vào một loạt các vụ bê bối về phổ biến vũ khí hạt nhân trong suốt quãng thời gian cuối những năm 80 và đầu những năm 90, đặc biệt là vụ bán các nam châm hình xuyến cho Pakistan năm 1995.

Trung Quốc cung cấp cho Pakistan một bản thiết kế bom hạt nhân (được sử dụng trong vụ thử hạt nhân tháng 10 năm 1966 của Trung Quốc). Các thiết kế này sau đó được chuyển cho Lybia bởi mạng lưới buôn bán vũ khí của Abdul Qadeer Khan và bị các thanh sát viên của IAEA phát hiện năm 2004 sau khi tổng thống Muammar Qadhafi từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình và cho phép các thanh sát viên vào kiểm tra các cơ sở có liên quan. Tại đây các thanh sát viên đã phát hiện được một số tài liệu bằng tiếng Trung với những chỉ dẫn chi tiết cách sản xuất một thiết bị nổ như thế nào.

Vào cuối những năm 1990, Quốc hội Mỹ thành lập Ủy ban Lựa chọn về các vấn đề về an ninh quốc gia và thương mại quân sự với Trung Quốc (cũng có tên là Ủy ban Cox). Theo báo cáo của Ủy ban Cox, Trung Quốc đã tham gia vào một  chương trình tình báo lớn và ăn cắp một số mẫu bom khoảng thời gian cuối những năm 70, trong đó có bản thiết kế bom W-88 tiên tiến nhất của Mỹ cũng như một bản thiết kế chế tạo vũ khí phóng xạ cải tiến (bom neutron). Tuy nhiên, báo cáo của Cox đã bị chỉ trích gay gắt bởi cả phía các chuyên gia và giới chức Mỹ và Trung Quốc là một tài liệu chính trị có một vài sai sót về kỹ thuật.

 

Tương lai công cuộc hiện đại hóa nền hạt nhân của Trung Quốc

Có nhiều lời đồn đoán rằng chương trình hiện đại hóa nền hạt nhân của Trung Quốc có thể được lên cót thành chương trình phát triển khả năng chuyển từ chiến lược ngăn chặn tối thiểu sang ngăn chặn giới hạn. “Ngăn chặn giới hạn” là khái niệm dùng chỉ khả năng ngăn chặn chiến tranh thông thường và chiến tranh hạt nhân chiến lược, kiểm soát sự leo thang trong thời điểm diễn ra xung đột hạt nhân.

Theo học thuyết “ngăn chặn giới hạn” này, Trung Quốc ngoài các mục tiêu thành phố cũng cần nhắm mục tiêu vào các lực lượng hạt nhân, điều này yêu cầu cần phải mở rộng khả năng triển khai lực lượng. Tuy nhiên, khả năng ngăn chặn giới hạn như vậy có thể là một quãng đường quá xa. Theo Alastair Johnson, công bằng mà nói thực lực quân sự của Trung Quốc không cần phải đến mức dùng đến học thuyết “ngăn chặn giới hạn.”

Trong khi đó, căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan đã lắng xuống và trong lúc diễn ra cuộc khủng hoảng hạt nhân 2011 của Nhật Bản thì Trung Quốc và Đài Loan lại đang có những biện pháp vững chắc để hợp tác về các vấn đề an toàn hạt nhân, trong đó có việc thiết lập một thỏa thuận an toàn hạt nhân chính thức và một cơ chế hợp tác chính thức giữa hai bên về tăng cường trao đổi thông tin và phản ứng nhanh trong trường hợp xảy ra sự cố.

Trong khi cách nhìn nhận nguy cơ được hạ thấp của Trung Quốc có thể sẽ không làm chậm các nỗ lực hiện đại hóa nền công nghiệp hạt nhân của mình, được nhìn nhận một cách đơn giản là chỉ đóng vai trò thay thế các trang thiết bị đã lạc hậu của mình, thì nó lại rất có thể làm chậm những thành tựu trong một số lĩnh vực quan trọng như sản xuất tên lửa tầm gần chẳng hạn.

Nếu duy trì được, bước chuyển biến này cũng giúp hai bên đồng thuận về các nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân trong đó có việc thông qua hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện CNTBT, mặc dù tiến triển còn phụ thuộc vào một số nhân tố khác. Xâu chuỗi những phát triển trong quan hệ gần đây như việc nối lại các trao đổi quân sự thường xuyên giữa Trung Quốc và Mỹ, thay đổi của Đài Loan về cách quản lý có vẻ đã bắt đầu một dấu hiệu xuống thang trong những căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung./.