Mỹ tung viện trợ quân sự, biến Ukraine thành đối thủ đáng gờm của Nga?

ANTD.VN - Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn dự thảo ngân sách quốc phòng, theo đó sẽ chi 250 triệu USD để viện trợ cho Ukraine, gồm 50 triệu USD dự định sẽ được trích riêng ra để trang bị cho Ukraine vũ khí sát thương. Liệu với số tiền viện trợ này, quân đội Ukraine có thể có màn "lột xác", vượt qua thực trạng bệ rạc, lạc hậu để giành lợi thế trong cuộc chiến vùng Donbass kéo dài đã 5 năm qua hay không?

Ukraine và các lực lượng ly khai Donetsk và Luhansk do Nga hậu thuẫn vẫn đang luẩn quẩn trong các cuộc đấu súng kể từ năm 2014, đã cướp đi sinh mạng của khoảng 13000 người và khiến hơn 2 triệu người phải ly hương.

Các lực lượng vũ trang của Ukraine bước vào cuộc xung đột Donbass trong tình trạng đã bị suy yếu. Theo lời nhận định của tướng Ukraine Viktor Muzhenko thì quân đội Ukraine tham gia cuộc chiến Donbass “với tư cách là một đội quân bệ rạc”. Kiev phải đối mặt với hai vấn đề lớn: một là Ukraine đã bán hoặc cho ngừng sử dụng hàng loạt các vũ khí, khí tài được kế thừa từ thời Liên Xô trong giai đoạn những năm 1990 và 2000; hai là chất lượng huấn luyện quân yếu kém, tham nhũng tràn lan và tinh thần binh lính sa sút đã là căn bệnh trầm kha của đất nước này.

Quân đội Ukraine

Với sự hỗ trợ của các cố vấn quân sự của Mỹ và NATO, Ukraine đã có những bước tiến đáng kể trong việc giải quyết vấn đề này trong nhiều năm qua, mặc dù vẫn còn nhiều việc phải làm, nhưng hiện quân đội Ukraine đang dần được chỉnh đốn thành một lực lượng chiến đấu chuyên nghiệp tập trung.

Tuy nhiên, việc hiện đại hóa sức mạnh quân sự của Ukraine cũng đang gặp nhiều khó khăn. Quốc hội Mỹ, cho đến nay, đã phê duyệt hai gói viện trợ vũ khí cho Ukraine, và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dự kiến sẽ yêu cầu viện trợ quân sự nhiều hơn nữa từ phía Mỹ và NATO trong hội nghị thượng đỉnh sắp tới  với Tổng thống Donald Trump.

Ukraine cần gì và đã nhận được gì?  

Phần lớn các lô hàng viện trợ quân sự trước đây bao gồm vũ khí hạng nhẹ, công nghệ chống ECM (biện pháp đối phó điện tử) và thiết bị phụ trợ như kính nhìn xuyên đêm... Tất cả đều là các công cụ chiến đấu quan trọng, nhưng gần như không đủ để đảm bảo cho thành công của Ukraine trong việc tái chiếm các khu vực do quân ly khai kiểm soát tại Donbass, chứ chưa nói đến việc chống lại một cuộc xâm lược quân sự giả định từ phía tây Donbass.

Các chuyên gia cho rằng thiết bị “giá trị” nhất trong gói viện trợ quân sự trị giá 250 triệu đô la trước đấy là tên lửa chống tăng Javelin chủ yếu chỉ “mang tính biểu tượng” do các lực lượng ly khai Donetsk và Luhansk không có các loại vũ khí hạng nặng bọc thép. Hiện tại,  kế hoạch cung cấp cho Ukraine các bệ phóng tên lửa đất đối không di động, thậm chí còn mang tính “biểu tượng” hơn, vì phe ly khai không có máy bay chiến đấu và không quân Nga không thể tiến hành các hoạt động quân sự trên không phận Donbass nếu không muốn gây ra cuộc khủng hoảng quốc tế có thể dẫn đến việc sẽ làm tăng cơ hội can thiệp trực tiếp của phương Tây vào cuộc chiến này. 

Binh lính Ukraine trên chiến trường Donbass

Mối quan hệ quân sự Washington-Kiev bị vướng vào tình huống “tiến thoái lưỡng nan”: Nếu mục tiêu viện trợ vũ khí người của Mỹ là nhằm thay đổi cán cân quyền lực ở Donbass hoặc trang bị để Ukraine có thể tự mình chống lại một cuộc tấn công quân sự toàn diện của Nga thì cần có những hành động quyết liệt hơn, ở chiều ngược lại, bất kỳ động thái "bất thường" của Kiev và Washington cũng sẽ làm cho những cuộc đối đầu với Nga trở nên căng thẳng hơn, và chắc chắn sẽ khiến cho lợi ích an ninh của Ukraine bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu hơn. Chính vì lý do này mà Ukraine khó có thể nhận được viện trợ quân sự với những vũ khí có tầm chiến lược hơn như hệ thống tên lửa Patriot mà Kiev đã tìm mua vào đầu năm ngoái. 

Tuy nhiên, có những cải cách quân sự mang tính “thực dụng” mà quân đội Ukraine có thể thực hiện trong thời gian ngắn để giành được “ưu thế” hơn trong cuộc chiến Donbass. Các xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) như T-84 và T-80 của Ukraine, mặc dù khó sử dụng hơn do tính chất “đô thị” của cuộc xung đột, nhưng sẽ là hợp lý hơn nếu thay thế đội hình cho 800 xe tăng già cỗi 800 BMP-2 bằng những loại tăng chiến đấu bộ binh hạng nặng gọn nhẹ và được hiện đại hóa.

Theo báo cáo, Ukraine đang từng bước thực hiện theo hướng này với việc nâng cấp dòng tăng BMP-1UMD một phiên bản phát triển từ dòng BMP-1 của Liên Xô trước đây, với các bộ điều khiển số hóa, động cơ do Đức sản xuất và các loại vũ khí được tân trang. Đồng thời, đưa vào sử dụng một mạng lưới radar phản lực và các phương tiện vận chuyển hiện đại hơn có thể làm giảm thiểu các tác động của các cuộc tấn công bằng pháo binh của quân ly khai.

Các gói viện trợ vũ khí trong tương lai sẽ phản ánh một tầm nhìn thực tế hơn về nhu cầu quân sự của Ukraine nếu chúng đáp ứng được đúng nhu cầu "thực chất" của Kiev, thay vì những gói viện trợ chỉ mang tính chất “làm màu” như hiện tại.