[Infographic] Tên lửa Tomahawk Mỹ cũng phải thúc thủ trước loại vũ khí này của Nga?

ANTD.VN - Một nhà khoa học quân sự Nga phát biểu trên báo Izvestia hôm 15/4 cho rằng, hệ thống Pansir-S1 có khả năng vô hiệu hóa hoàn toàn hệ thống điện tử của tên lửa Tomahawk. Ngoài Nga, chưa có quốc gia nào trên thế giới có hệ thống đánh chặn tên lửa Tomahawk hiệu quả đạt 100% như thế.

Một nhà khoa học quân sự Nga giấu danh tính khi trả lời phỏng vấn Izvestia cảnh báo tên lửa Tomahawk là một mục tiêu rất phức tạp, ông cho biết thêm ngoài Nga, chưa có quốc gia nào trên thế giới có hệ thống hiệu đánh chặn tên lửa Tomahawk hiệu quả 100%.

"Thử nghiệm cho thấy tổ hợp Pansir-S1 đạt hiệu quả cao trong việc phá hủy những mục tiêu như thế. Ngoài ra, Nga đang thử nghiệm một hệ thống có mục đích cản phá tên lửa hành trình. Đây là tổ hợp dựa trên nguyên tắc vật lý mới, nhưng tôi chưa thể cung cấp thông tin chi tiết về vũ khí hoạt động như thế nào. Tôi chỉ có thể nói rằng hệ thống mới có khả năng thể vô hiệu hoàn toàn hệ thống điện tử của những tên lửa như Tomahawk", ông cho biết.

"Các quốc gia khác chưa có hệ thống tác chiến điện tử có khả năng làm lệch hướng hoặc vô hiệu hoạt động của tên lửa Tomahawk. Theo lý thuyết đánh chặn bằng hệ thống phòng không, tên lửa sẽ leo lên độ cao cao hơn", chuyên gia này cho hay.

Pansir-S1 có khả năng đánh chặn tên lửa Tomahawk với hiệu quả tuyệt đối 100%?

Pansir-S1 có khả năng đánh chặn tên lửa Tomahawk với hiệu quả tuyệt đối 100%?

Không thể phủ nhận Pansir-S1 hiện được coi là một trong những hệ thống phòng không tầm thấp hiệu quả nhất thế giới hiện nay. Trang bị cả pháo bắn nhanh và tên lửa phòng không tầm thấp đáng sợ, hệ thống này sẽ là mối đe doạ đáng sợ cho các mục tiêu bay, bao gồm cả máy bay, tên lửa hành trình... Nga luôn tự hào về Pansir-S1 và coi đó là niềm tự hào của nền công nghiệp quốc phòng nước này kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ. 

Tuy nhiên tên lửa hành trình Tomahawk lại có cơ chế dẫn đường và hệ thống điện tử vô cùng tinh vi và phức tạp. Những nâng cấp liên tục cộng với kinh nghiệm thực chiến đã khiến tên lửa này mang một đẳng cấp mà không phải quốc gia nào cũng làm được bao gồm cả Nga. Chính vì thế việc đánh chặn loại tên lửa này không hề đơn giản. Đã có những tranh cãi nổ ra sau khi Mỹ phóng 59 tên lửa Tomahawk tiêu diệt căn cứ không quân Syria mà không gặp bất cứ trở ngại nào cho dù Nga đang có sự hiện diện của hệ thống phòng không S-400 và cả Pansir-S1.

Có thể là Nga có khả năng đánh chặn Tomahawk và họ tránh đẩy mối căng thẳng song phương lên cao nên không ra tay; nhưng cũng có thể là họ không phát hiện ra và đánh chặn được, vì Tomahawk có quỹ đạo bay phức tạp và trần bay thấp. Mỹ tuyên bố chỉ 1 tên lửa bị trục trặc trong khi Nga tuyên bố hơn một nửa số tên lửa này đã đi lạc và không tới đích, nhưng rất tiếc họ lại không đưa ra được bằng chứng nào, còn sân bay Syria - mục tiêu của vụ tấn công - thì bị tan hoang và nhiều máy bay cháy rụi.

Việc Pansir-S1 đạt hiệu quả cực cao trong thử nghiệm cho thấy sự thành công của Nga trong việc phát triển vũ khí, tuy nhiên giữa thử nghiệm và thực nghiệm vẫn còn là khoảng cách khá xa, hơn nữa việc Nga gần đây vẫn bị coi là  ''quá lời" trong việc quảng bá tính năng vũ khí. Sự chậm trễ trong việc đưa vào biên chế tiêm kích tàng hình Su T-50, hay việc họ phải bán tháo nhiều siêu tàu chiến do Ukraine ngừng cung cấp động cơ, cũng như việc không cung cấp đủ lượng trực thăng tấn công cho quân đội do thiếu các động cơ tin cậy. Trước đây nguồn động cơ này từ Ukraine, nhưng những xung đột ở miền Đông Ukraine đã khiến quan hệ giữa hai nước đổ bể, Nga vẫn đang chật vật trong việc chế tạo những động cơ đủ khả năng thay thế cho các động cơ Ukraine trước kia, điều đó chứng tỏ Nga vẫn còn phải một bước dài nữa mới có thể lấy lại ánh hào quang của Liên Xô trước đây.