[Infographic] Quyết định loại biên 'ma tốc độ' MiG-25 khiến Syria phải trả giá khi liên quân tấn công

ANTD.VN - Trong cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình của liên quân vào Syria hôm 14-4 vừa qua đã có tới 33 tên lửa được phóng từ máy bay ném bom và máy bay chiến đấu, nếu MiG-25 còn hoạt động, rất có thể không quân Syria sẽ ngăn chặn được một phần đòn tấn công của liên quân.

Với tốc độ cực cao, MiG-25 có thể được tung ra để đánh chặn máy bay ném bom, máy bay chiến đấu cũng như các máy bay chỉ huy cảnh báo và tác chiến điện tử của liên quân Anh-Pháp-Mỹ hôm 14-4 vừa qua.

Đáng tiếc rằng không quân Syria đã loại biên tiêm kích này quá sớm. Nhiều chuyên gia cho rằng Syria đang cố khôi phục lại phi đội MiG-25 để đối phó với các cuộc tấn công của Israel cũng như của liên quân do Mỹ đứng đầu trong bối cảnh căng thẳng đang ngày một gia tăng tại Trung Đông. Tuy vậy rất khó để làm được việc này do phi đội MiG-25 đã nghỉ hưu lâu, việc sản xuất đã ngừng lại và các phụ tùng thay thế đang trở nên hiếm hoi, chưa kể các phi công MiG-25 của Syria đã hao hụt hoặc quá lâu không điều khiển loại máy bay này.

Tiêm kích MiG-25 biệt danh "ma tốc độ" do Liên Xô sản xuất

Tiêm kích MiG-25 biệt danh "ma tốc độ" do Liên Xô sản xuất

MiG-25 được coi là tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới, loại máy bay này được trang bị 2 động cơ phản lực Tumansky R-15B-300 cho phép đạt tới tốc độ 3.470km/h - nhanh hơn bất kỳ loại chiến đấu cơ nào thời bấy giờ. Trần bay của MiG-25 cũng lên tới 20,7km nếu mang đủ vũ khí hoặc 24,4km không mang vũ khí; tầm bay xa với nhiên liệu trong thân lên tới 1.720km. Đây thực sự là con số ấn tượng ngay cả đối với các loại máy bay chiến đấu mới nhất hiện nay.

MiG-25 được thiết kế là một máy bay tiêm kích đánh chặn, trinh sát và ném bom siêu thanh được thiết kế bởi phòng thiết kế nổi tiếng Mikoyan-Gurevich của Liên Xô vào năm 1964 và được biên chế vào năm 1970. MiG-25 có một thiết kế đơn giản nhưng hiệu quả với hệ thống điện tử dùng đèn chân không, 2 động cơ lớn và sử dụng vật liệu titan trong thiết kế khung thân nhằm tăng độ bền cơ học. Sự xuất hiện của MiG-25 vào thời điểm đó đã khiến giới quân sự phương Tây kinh hoàng bởi tốc độ cực kỳ khủng khiếp của nó họ đã đặt biệt danh cho tiêm kích này là "ma tốc độ".

Tiêm kích đánh chặn MiG-25 cũng được trang bị bộ vũ khí "đáng gờm" gồm: 2 tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar bán chủ động R-40RD đạt tầm phóng 60km và 2 tên lửa dẫn hồng ngoại R-40RD đạt tầm bắn 30km. Với radar điều khiển lực RP-25 Smerch-A, MiG-25 có thể tác chiến trong môi trường bị đối phương gây nhiễu điện tử mạnh, phát hiện máy bay ném bom ở cự ly tới 100km, khả năng theo dõi ở tầm 50km, ngoài ra sóng radar do chúng phát ra cũng có thể làm hỏng thiết bị điện tử của đối phương.

Cùng xem thông số ấn tượng của chiến đấu cơ này qua infographic dưới đây.