[Infographic] Nga trả đũa Mỹ bằng cách cung cấp siêu tên lửa cho Syria để diệt máy bay NATO?

ANTD.VN - Sau khi Mỹ cung cấp số lượng lớn vũ khí cho lực lượng dân chủ Syria SDF, Nga đã âm thầm cung cấp tên lửa đối không R-77 mạnh nhất hiện nay cho không quân Syria. Trong bối cảnh khủng bố IS, lẫn lực lượng đối lập không có không quân, thì đích nhắm tới chính là những máy bay NATO, nếu những máy bay này chủ động tấn công không quân Syria.

Nổi bật nhất trong không quân Syria hiện nay chính là các máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-29. Tuy thế loại tiêm kích này chỉ có thể phát huy hết tác dụng khi được trang bị kèm theo tên lửa không đối không R-77, loại tên lửa mạnh nhất hiện nay của Nga. R-77 được Nga coi là quốc bảo và rất ít khi xuất khẩu ra bên ngoài, trừ đồng minh thân cận.

Tiêm kích đánh chặn MiG-29.

Tiêm kích đánh chặn MiG-29.

Những hình ảnh mới nhất cho thấy không quân Syria đã được trang bị tên lửa R-77, các nhà quan sát nhận định, đây có thể là động thái ngầm trả đũa trước việc Mỹ vũ trang cho lực lượng đối lập Syria.

MiG-29 của không quân Syria với tên lửa R-77 treo trên cánh.

MiG-29 của không quân Syria với tên lửa R-77 treo trên cánh.

Trong hoàn cảnh cả khủng bố IS lẫn lực lượng đối lập Syria không hề có không quân, thì đích nhắm thẳng tới chính là các máy bay của Mỹ và phương Tây. Nếu những máy bay này tiếp tục tấn công không quân Syria, rất có thể các chiến đấu cơ MiG-29 nước này sẽ đánh trả.

Máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-29 nổi tiếng cơ động và nhanh nhẹn

Máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-29 nổi tiếng cơ động và nhanh nhẹn

Một khi MiG-29 kết hợp với tên lửa R-77 xuất trận, điều bất ngờ nào cũng có thể xảy ra, Mỹ và phương Tây sẽ suy xét thiệt hơn nếu chọn mục tiêu tấn công là máy bay MiG-29 như họ đã từng làm với Su-22 của không quân Syria.

Tên lửa đối không tầm xa R-77 cực kỳ nguy hiểm do Nga sản xuất.

Tên lửa đối không tầm xa R-77 cực kỳ nguy hiểm do Nga sản xuất.

Tên lửa R-77 là loại tên lửa đối không tầm xa của Nga được thiết kế vào cuối thập niên 1980, chúng chính thức đi vào biên chế vào năm 1994. Loại tên lửa này có thể tiêu diệt mục tiêu từ bất kỳ hướng nào, ngày và đêm, điều kiện thời tiết bất lợi trong môi trường bức xạ nhiệt và nhiễu điện từ cao, theo nguyên tắc "bắn và quên", sử dụng dẫn đạn đa kênh.

Với trọng lượng 226kg, đầu đạn phá mảnh nặng 30kg, vận tốc khi bay Mach 4, tầm bay từ 90-175km, R-77 có thể hạ gục các mục tiêu phương tiện bay có tốc độ đến 3.600 km/h trên độ cao từ 20 m đến 25 km.

Dẫn đạn R-77 có chế độ kết hợp: dẫn đường quán tính bằng tín hiệu radio từ máy bay và chuyển đổi chế độ tự dẫn bằng radar đầu dẫn tên lửa với máy tính, trong đó xác định khoảng cách đánh chặn mục tiêu bằng đầu tự dẫn 9B1348E.

Trong trường hợp khóa mục tiêu của đầu tự dẫn thất bại, máy tính tự động chuyển đổi sang chế độ dẫn đường quán tính của máy bay, lập lại quỹ đạo đánh chặn mục tiêu hoặc hướng tên lửa đến mục tiêu khác.