[Info] Xịt khói đen những J-31 vẫn khiến Ấn Độ lo sợ

ANTD.VN - Được phát triển như một đối thủ của F-35 Mỹ, J-31 được coi là dòng chiến đấu cơ tàng hình hạng nhẹ khiến Ấn Độ cực kỳ lo ngại.

Vụ đụng độ giữa Không quân Ấn Độ và Pakistan dọc đường phân giới LoC, vai trò của máy bay chiến đấu đã được thể hiện rõ còn phòng không hoàn toàn mờ nhạt. Trong biên chế Quân đội Ấn Độ lẫn Pakistan đều có những tổ hợp tên lửa phòng không khá uy lực do Nga, Israel và Trung Quốc sản xuất. Vậy nhưng suốt hơn 10 ngày qua dọc đường giới tuyến LoC hầu như chỉ ghi nhận các vụ đụng độ giữa tiêm kích đôi bên.

Tình trạng trên có lẽ đến từ điều kiện địa hình cực kỳ phức tạp của cao nguyên Kashmir với nhiều dãy núi cao chắn tầm nhìn của radar, khiến tên lửa phòng không phải bố trí lùi lại ở tuyến sau nhằm ngăn máy bay đối phương xâm nhập sâu vào nội địa chứ chẳng thể nào đưa ra sát tiền tuyến. Nhằm đối phó Ấn Độ, rất có thể Pakistan sẽ mua loại vũ khí này của Trung Quốc. Mới đây dù bị đánh giá thua kém dòng tiêm kích hạng nhẹ cua Nga và Mỹ, nhưng JF-17 lại bắn rơi MiG-21 Bison khiến giới quan sát bất ngờ.

Tiêm kích tàng hình hạng nhẹ J-31

Tiêm kích tàng hình hạng nhẹ J-31

Được phát triển vào năm 2012 và ra mắt công chúng năm 2014, tiêm kích tàng hình hạng nhẹ J-31 gây bất ngờ vì hình dáng khá giống với tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ. Nhiều chuyên gia quân sự nhận định, J-31 là tổng hợp thiết kế từ F-22 và F-35 của Mỹ, tuy nhiên Bắc Kinh chỉ thành công trong việc sao chép hình dáng bên ngoài, còn tính năng chiến đấu thì kém xa. 

Tuy nhiên, dường như tính năng tàng hình không phải là ưu tiên hàng đầu của dòng máy bay này như nhà phân tích Reuben F. Johnson đã nhận xét, kể cả các yếu tố quan trọng khác bao gồm vật liệu, vị trí đặt động cơ và thiết kế cửa xả khí.

Tại thời điểm này, khó có thể đo lường chính xác được tính năng của J-31. Việc chiếc máy bay Trung Quốc này vẫn đang được lắp 2 động cơ Klimov RD-93 của Nga, vốn được sử dụng trên những máy bay tiêm kích MiG-29 có từ cuối thời Xô-viết. 

Đây là dòng động cơ khá lạc hậu, tuổi thọ ngắn, hiệu suất thấp, chi phí bảo trì, bảo dưỡng rất cao mà đến nay cho dù đã có các phiên bản cải tiến nhưng vẫn không được đánh giá cao. Với màn khói đen dày đặc khi bay thì không cần radar, ngay cả hệ hệ thống nhận diện hồng ngoại trang bị trên máy bay chiến đấu cũng có thể phát hiện ra loại máy bay này.