[ĐỒ HỌA] Đắt hơn F-35 nhưng CK-53K lại là dòng trực thăng đáng để trang bị

ANTD.VN - CH-53K King Stallion phát triển thành công đánh dấu mốc quan trọng của lực lượng không vận Mỹ. Với chi phí cho toàn bộ dự án lên tới 25 tỷ USD, quân đội Mỹ dự tính sẽ sản xuất và đưa vào sử dụng 200 chiếc CH-53K King Stallion để thay thế cho các máy bay biến thể cũ.

Là loại trực thăng vận tải lớn nhất của Quân đội Mỹ hiện nay, trực thăng vận tải hạng nặng CH-53K King Stallion là biến thể mới nhất của dòng trực thăng CH-53 Sea Stallion được Sikorsky phát triển cho hải quân đánh bộ Mỹ từ những năm 1960.

CH-53K King Stallion có chuyến bay đầu tiên vào năm 2015, dự kiến những chiếc trực thăng đầu tiên này sẽ đi vào phục vụ trong lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ từ năm 2018. Tải trọng của trực thăng vận tải CH-53K King Stallion lên tới 15,9 tấn (trong khi CH-53E chỉ là 13,6 tấn) đưa nó trở thành trực thăng vận tải lớn nhất của quân đội Mỹ. Để điều khiển "con quái vật không vận khổng lồ" này cần tới phi hành đoàn 5 người.

Trực thăng CH-53K

Trực thăng CH-53K

So với thế hệ trước, phiên bản CH-53K được trang bị cabin mở rộng lớn hơn, cánh quạt chính làm bằng vật liệu composite thế hệ mới. Buồng lái của CH-53K cũng được thiết kế lại với kính đặc biệt có thể chống lại đạn pháo xuyên thép và trang bị hệ thống lái fly-by-wire đồng thời trang bị cần tiếp nhiên liệu. Đây là điều mà ít có dòng trực thăng khác trên thế giới làm được.

Để nhấc bổng CH-53K lên bầu trời, trực thăng này được thiết kế với ba động cơ tuốc bin trục GE38-1B công suất 7.500 mã lực/chiếc cùng bộ cánh quạt chính 7 lá cho tốc độ hành trình 315 km/h, tầm bay 825 km, trần bay 5,5 km, vận tốc leo cao 13 m/s. Trực thăng được thiết kế với cabin có thể chứa được 55 binh sĩ.

Với những khả năng cực ấn tượng, CH-53K đã chứng minh sức mạnh của mình trước hầu hết các dòng trực thăng khác của phương Tây. Tuy sức vận tải thua chút so với trực thăng Mi-26 của Nga nhưng dòng trực thăng Mỹ lại nổi trội về tốc độ bay, hệ thống lái hiện đại ổn định và khả năng thực hiện đa nhiệm vụ.

Ngoài Mỹ, Đức và một số quốc gia phương Tây khác cũng đang lên kế hoạch để trang bị dòng trực thăng mới này.