[ĐỒ HỌA] 'Đàn anh' J-20 bị radar Ấn Độ tóm sống, tiêm kích J-31 thậm chí còn tệ hơn?

ANTD.VN - Được phát triển như một đối thủ của F-35 Mỹ, tuy nhiên ngoài hình dáng quá giống chiếc máy bay này, tiêm kích J-31 còn được có điểm yếu ở phần động cơ với màn nhả khói đen mù mịt làm nó dễ bị tiêm kích đối phương phát hiện.

Được phát triển vào năm 2012 và ra mắt công chúng năm 2014, tiêm kích tàng hình hạng nhẹ J-31 gây bất ngờ vì hình dáng khá giống với tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ. Nhiều chuyên gia quân sự nhận định, J-31 là tổng hợp thiết kế từ F-22 và F-35 của Mỹ, tuy nhiên Bắc Kinh chỉ thành công trong việc sao chép hình dáng bên ngoài, còn tính năng chiến đấu thì kém xa. 

Hình dáng hai chiếc máy bay có nhiều điểm tương đồng

Hình dáng hai chiếc máy bay có nhiều điểm tương đồng

Màn nhả khói đen mù mịt đã trở thành "thương hiệu" của J-31

Màn nhả khói đen mù mịt đã trở thành "thương hiệu" của J-31

Tuy nhiên, dường như tính năng tàng hình không phải là ưu tiên hàng đầu của dòng máy bay này như nhà phân tích Reuben F. Johnson đã nhận xét, kể cả các yếu tố quan trọng khác bao gồm vật liệu, vị trí đặt động cơ và thiết kế cửa xả khí. Tại thời điểm này, khó có thể đo lường chính xác được tính năng của J-31. Việc chiếc máy bay Trung Quốc này vẫn đang được lắp 2 động cơ Klimov RD-93 của Nga, vốn được sử dụng trên những máy bay tiêm kích MiG-29 có từ cuối thời Xô-viết. 

Đây là dòng động cơ khá lạc hậu, tuổi thọ ngắn, hiệu suất thấp, chi phí bảo trì, bảo dưỡng rất cao mà đến nay cho dù đã có các phiên bản cải tiến nhưng vẫn không được đánh giá cao. Với màn khói đen dày đặc khi bay thì không cần radar, ngay cả hệ hệ thống nhận diện hồng ngoại trang bị trên máy bay chiến đấu cũng có thể phát hiện ra loại máy bay này.