Hiện tại quân đội Nga đang tăng cường một lực lượng lớn trở lại chiến trường Syria nóng bỏng trước tình hình diễn biến thực địa căng thẳng trở lại.
Không chỉ riêng các đơn vị không quân với máy bay chiến đấu đủ thể loại mà đặc nhiệm cùng quân cảnh Nga cũng phải tái triển khai tại mảnh đất nóng bỏng này.
Thực tế khi tham chiến tại Syria vào tháng 10/2015, hầu như mọi nhận định đều cho rằng Nga sẽ thực hiện một cuộc chiến chớp nhoáng rồi tìm cách rút lui an toàn trong thời gian ngắn nhằm tránh bài học sa lầy tại Afghanistan.
Chắc hẳn nhiều người vẫn nhớ về các "đợt rút quân trong chiến thắng" của binh lính Nga, sự kiện được truyền thông nước này cũng như quốc tế đưa tin rất rầm rộ.
Khi đó không chỉ máy bay chiến đấu mà cả những đơn vị tác chiến mặt đất như trinh sát, đặc nhiệm cũng rất hồ hởi vì được hồi hương, đáng tiếc là nỗi hân hoan của họ chẳng kéo dài bao lâu.
Đã thành thông lệ, cứ sau mỗi lần tuyên bố rút quân thì Nga gần như lập tức lại phải tăng cường lực lượng trở lại Syria với quy mô còn lớn hơn trước.
Việc Nga phải đưa quân trở lại không loại trừ khả năng có bàn tay can thiệp của Mỹ, nhưng dù sao đi nữa thì đây vẫn được xem là thất bại của Moscow.
Tổng thống Putin hơn ai hết rất muốn đưa binh sĩ của mình trở về nhà và duy trì chi phí tối thiểu cho lực lượng còn đồn trú tại Syria.
Vậy nhưng các vụ tập kích liên tiếp vào căn cứ Hmeimim, chiến dịch Idlib nóng bỏng trở lại đã khiến Nga chẳng biết làm cách nào để rút chân an toàn.
Một vấn đề nữa cần phải nhắc tới đó là Nga cũng không muốn để mất ảnh hưởng của mình tại Syria vào tay Iran, nếu giảm bớt sự hiện diện tại Syria thì dĩ nhiên tiếng nói của Moskva cũng trở nên mất trọng lượng đi nhiều.
Trong khi đó đối nghịch với Nga, binh sĩ Mỹ đang dần được rút hết khỏi mảnh đất Syria nóng bỏng.
Điều đáng nói ở đây là họ rút đi nhưng vẫn duy trì quyền kiểm soát tại những khu vực giàu tài nguyên nhất trên lãnh thổ Syria do đồng minh của mình chiếm giữ.
Mặc dù lực lượng tác chiến của Mỹ không còn nhưng quân đội Syria cũng như Nga lại chẳng thể nào tiến quân vào đó, bất chấp đây là khu vực có nhiều mỏ dầu và khí đốt, mang lại nguồn lực cực lớn.
Bài học khi chiếc Su-22M4 bị F/A-18 bắn hạ, hay gần 200 lính đánh thuê Nga thiệt mạng sau trận không kích ác liệt của máy bay Mỹ khi định xâm nhập địa bàn này chắc hẳn khiến Damascus và Moscow không thể khinh suất.
Nhờ các căn cứ dày dặc xung quanh có thể đưa ra phản ứng trong thời gian rất ngắn, Mỹ đã thoát khỏi tình cảnh sa lầy như Nga tại Syria trong khi vẫn là người điều khiển cuộc chơi.
Hiện tại quân đội Nga đang tăng cường một lực lượng lớn trở lại chiến trường Syria nóng bỏng trước tình hình diễn biến thực địa căng thẳng trở lại.
Không chỉ riêng các đơn vị không quân với máy bay chiến đấu đủ thể loại mà đặc nhiệm cùng quân cảnh Nga cũng phải tái triển khai tại mảnh đất nóng bỏng này.
Thực tế khi tham chiến tại Syria vào tháng 10/2015, hầu như mọi nhận định đều cho rằng Nga sẽ thực hiện một cuộc chiến chớp nhoáng rồi tìm cách rút lui an toàn trong thời gian ngắn nhằm tránh bài học sa lầy tại Afghanistan.
Chắc hẳn nhiều người vẫn nhớ về các "đợt rút quân trong chiến thắng" của binh lính Nga, sự kiện được truyền thông nước này cũng như quốc tế đưa tin rất rầm rộ.
Khi đó không chỉ máy bay chiến đấu mà cả những đơn vị tác chiến mặt đất như trinh sát, đặc nhiệm cũng rất hồ hởi vì được hồi hương, đáng tiếc là nỗi hân hoan của họ chẳng kéo dài bao lâu.
Đã thành thông lệ, cứ sau mỗi lần tuyên bố rút quân thì Nga gần như lập tức lại phải tăng cường lực lượng trở lại Syria với quy mô còn lớn hơn trước.
Việc Nga phải đưa quân trở lại không loại trừ khả năng có bàn tay can thiệp của Mỹ, nhưng dù sao đi nữa thì đây vẫn được xem là thất bại của Moscow.
Tổng thống Putin hơn ai hết rất muốn đưa binh sĩ của mình trở về nhà và duy trì chi phí tối thiểu cho lực lượng còn đồn trú tại Syria.
Vậy nhưng các vụ tập kích liên tiếp vào căn cứ Hmeimim, chiến dịch Idlib nóng bỏng trở lại đã khiến Nga chẳng biết làm cách nào để rút chân an toàn.
Một vấn đề nữa cần phải nhắc tới đó là Nga cũng không muốn để mất ảnh hưởng của mình tại Syria vào tay Iran, nếu giảm bớt sự hiện diện tại Syria thì dĩ nhiên tiếng nói của Moskva cũng trở nên mất trọng lượng đi nhiều.
Trong khi đó đối nghịch với Nga, binh sĩ Mỹ đang dần được rút hết khỏi mảnh đất Syria nóng bỏng.
Điều đáng nói ở đây là họ rút đi nhưng vẫn duy trì quyền kiểm soát tại những khu vực giàu tài nguyên nhất trên lãnh thổ Syria do đồng minh của mình chiếm giữ.
Mặc dù lực lượng tác chiến của Mỹ không còn nhưng quân đội Syria cũng như Nga lại chẳng thể nào tiến quân vào đó, bất chấp đây là khu vực có nhiều mỏ dầu và khí đốt, mang lại nguồn lực cực lớn.
Bài học khi chiếc Su-22M4 bị F/A-18 bắn hạ, hay gần 200 lính đánh thuê Nga thiệt mạng sau trận không kích ác liệt của máy bay Mỹ khi định xâm nhập địa bàn này chắc hẳn khiến Damascus và Moscow không thể khinh suất.
Nhờ các căn cứ dày dặc xung quanh có thể đưa ra phản ứng trong thời gian rất ngắn, Mỹ đã thoát khỏi tình cảnh sa lầy như Nga tại Syria trong khi vẫn là người điều khiển cuộc chơi.