Lạc vào hội Tết Ramưwan độc đáo của người Chăm Bàni

ANTĐ -Lễ hội Ramưwan của đồng bào Chăm theo đạo Bàni ở Ninh Thuận, Bình Thuận, năm 2016 chính thức diễn ra từ ngày 4 đến 6-6.

Tại các làng Chăm, mỗi gia đình đều tất bật làm các loại bánh để dâng cúng ông bà, tổ tiên trong ngày Tết Ramưwan. 

Lễ hội bắt đầu bằng lễ tảo mộ để mời tổ tiên về hưởng niềm vui với con cháu. Sau đó, mỗi gia đình mang lễ vật để cúng gia tiên với nghi thức cầu khấn tên một vị thần, vị tổ tiên phù hộ an lành cho toàn gia tộc, xóm làng.

Một cô gái người Chăm Bàni đi tảo mộ tổ tiên

Tại các làng Chăm theo đạo Bà-ni đều tổ chức biểu diễn văn nghệ, các trò chơi dân gian, thể thao... để các dân tộc anh em khác đến chung vui với không khí lễ hội đầm ấm. Từ Ramưwan trong tiếng Chăm là từ đọc chệch ra từ gốc từ Ảrập “Ramadan”.

Đây không chỉ là tháng chay niệm của người Chăm Awal (người Chăm Bàni) mà là của cả cộng đồng Hồi giáo trên thế giới.

Cũng như các lễ tục khác, lễ Ramưwan của người Chăm Bàni (Hồi giáo đã bản địa hóa) ở Ninh Thuận, Bình Thuận có những sắc thái riêng.

Tảo mộ được xem là quan trọng nhất của nghi lễ

Lễ Ramưwan của người Chăm Bàni gồm có 3 phần: Lễ tảo mộ, lễ cúng gia tiên và lễ chay niệm tại thánh đường. Bước vào ngày lễ, tất cả các tộc họ ở các làng Chăm Bàni đều đi tảo mộ.

Lễ vật trong lễ tảo mộ khá đơn giản. Từng tộc họ đến nghĩa địa để làm cỏ, vun đất phần mộ cho sạch, đẹp. Mộ của người Chăm Bàni là những hòn đá tròn xếp thành những hàng dài rất đều đặn. Một hòn đá xếp ở đầu, hòn đá còn lại xếp ở chân. Các mộ liền nhau, thậm chí chôn chồng lên nhau, nên còn được coi là mộ chôn chung.

Tại lễ tảo mộ, ông thầy Char làm lễ tẩy uế phần mộ và mời tổ tiên về dự lễ. Con cháu trải chiếu hoặc nằm rạp trên đất để lạy mộ, mời người đã mất về nhà ăn Tết.

Lễ tảo mộ diễn ra trong 3 ngày. Ngày đầu đi tảo mộ ở xa, ngày thứ 2 tảo mộ ở những chỗ gần hơn. Và ngày thứ 3 tảo mộ ở nơi gần nhất. Lý do của "lịch trình" tảo mộ này là do người Chăm Bàni quan niệm, đi tảo mộ là để mời tổ tiên về ăn Tết. Ở xa, các ông bà tổ tiên đi lâu về đến nhà hơn, nên phải tảo mộ trước, làm lễ mời trước...

Sau khi tảo mộ về, từng gia tộc làm lễ cúng gia tiên. Sau lễ cúng gia tiên, các gia đình làm các mâm lễ để đội lên thánh đường. Mâm lễ dâng cúng trong lễ Ramưwan được cộng đồng và các tộc họ trang trí, bày biện trên sân thánh đường theo hàng theo lối rất đẹp mắt. Những người tham dự lễ mặc những bộ trang phục truyền thống Chăm mới nhất, đẹp nhất. Sau khi kết thúc lễ cúng gia tiên và những ngày hội vui tươi, các làng Chăm Bàni bước vào tháng chay Ramưvan trang nghiêm.  

Nếu như Katê là lễ hội lớn nhất trong năm của người Chăm Ahiêr thì Ramưwan là lễ hội lớn nhất trong năm của người Chăm Bàni.

Khác với lễ Ramadan của cộng đồng những người theo Hồi giáo Islam, lễ Ramưwan của người Chăm Bàni mang nhiều sắc thái văn hóa Chăm, đó là sự kết hợp với những nghi lễ bản địa như lễ cúng gia tiên, cúng dâng gạo, cúng nữ thần.

Lạc vào hội Tết Ramưwan độc đáo của người Chăm Bàni ảnh 4

Bà con người Chăm Bafni làm nhiều loại bánh trong dịp Tết Ramưwan

Lạc vào hội Tết Ramưwan độc đáo của người Chăm Bàni ảnh 5

Bánh củ gừng (bánh Girong ya) truyền thống của người Chăm Bàni

Với truyền thống hiếu khách, người Chăm Bàni đón tiếp anh em bè bạn, đồng nghiệp, bà con gần xa đến “chúc tết” rất chu đáo và niềm nở. Càng đông khách đến “chúc”, bà con càng phấn khởi và coi đó là niềm tin vào một năm mới mưa thuận gió hòa, vụ mùa thuận lợi, gia đình bình yên, khỏe mạnh, hạnh phúc, con cháu học giỏi và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Xôi gạo nếp và rau ngót xanh đẹp mắt và thơm đặc trưng

Không khí gia đình trở nên vui vẻ hẳn lên khi mọi người quây quần bên nhau làm những loại bánh truyền thống, đặc biệt là bánh Girong ya (bánh củ gừng), Xakaya, Tapei coh (bánh xếp), Tapei dalik, Tapei nung… Đó là những loại bánh không thể thiếu để dâng cúng lên ông bà tổ tiên.

Có thể nói buổi sáng tảo mộ được xem là quan trọng nhất, bởi nghi lễ này được diễn ra trên một vùng đất rộng và đông người tham dự. Tất cả sự tôn kính, thành khẩn của người còn sống dành cho người đã khuất đều được thể hiện ở đây.

Khu mộ đặc biệt của người Chăm Bàni

Sau buổi cúng tế ấy, thầy tế thực hiện nghi thức Chrok Hala (mời trầu) cho các phần mộ của người đã khuất, đón linh hồn ông bà tổ tiên về cúng tế tại nhà. Ở đây, mỗi nhà đều có chuẩn bị ván (papan) để trưng bày lễ vật trang trọng gồm bánh trái, hoa quả, trà nước và hương trầm để cúng tế ông bà, tổ tiên... mong một mùa Ramưwan an lành, no đủ, hạnh phúc.

Cứ 2 viên đá tượng trưng cho 1 linh hồn. Mỗi dòng họ được chôn chung với nhau thành 1 nhóm. Các thầy Bà la môn mặc áo nghi lễ màu trắng sẽ đọc kinh cầu nguyện, rước người thân về nhà cùng ăn tết.

Các thầy cúng trước mộ người đã khuất. Người Chăm Bàni có tục "chết chôn chung, cúng lễ riêng", khác với người Kinh "chết chôn riêng, cúng lễ chung"

Trong khi các con cháu nằm sát đất để lạy tổ tiên

Lễ cúng tại nhà chỉ có trái cây, bánh, trầm hương, không có thịt, cá... Tuy nhiên, ngay sau lễ cúng là cảnh sát sinh gà, vịt, cá để ăn uống. Người Chăm tuyệt đối không chăn nuôi giết thịt hay ăn thịt lợn

Một thầy cúng người Chăm Bafni, với bộ đồ lễ cúng. Có những bộ đồ như thế này trị giá hàng chục triệu đồng 

Ramưwan là dịp lễ tết đặc biệt, nên con cháu thập phương đều trở về, diện những trang phục mới nhất, đẹp nhất. Người Chăm Bàni mừng năm mới rất đặc biệt: Người sống và người thân đã chết

Lạc vào hội Tết Ramưwan độc đáo của người Chăm Bàni ảnh 14

Hai hòn đá - một linh hồn...

Lạc vào hội Tết Ramưwan độc đáo của người Chăm Bàni ảnh 15

Nghĩa trang trở nên vắng vẻ sau lễ tảo mộ 

Clip: Người Chăm Bàni tảo mộ, cúng rước ông bà tổ tiên về ăn tết.