Kỳ 2: Dẹp yên "thuỷ tặc"

(ANTĐ) - Không chỉ tham gia truy tìm, bắt giữ những đối tượng phạm pháp trên sông, CSGT đường thủy còn có trách nhiệm phòng ngừa bất ổn có thể nảy sinh từ chính những người dân chài với các lái tàu.
>>> Kỳ 1: Gian nan đánh án

Phòng chống tội phạm trên sông:

Kỳ 2: Dẹp yên "thuỷ tặc"

(ANTĐ) - Không chỉ tham gia truy tìm, bắt giữ những đối tượng phạm pháp trên sông, CSGT đường thủy còn có trách nhiệm phòng ngừa bất ổn có thể nảy sinh từ chính những người dân chài với các lái tàu.
>>> Kỳ 1: Gian nan đánh án

Kinh hoàng hỗn chiến trên sông

Tuần tra kiểm soát các tuyến sông là công việc thường xuyên của CSGT đường thủy

Tuần tra kiểm soát các tuyến sông là công việc thường xuyên của CSGT đường thủy

Người tầm thước, nước da ngăm đen và khá kiệm lời, Trung tá Nguyễn Văn Bảo-Đội trưởng Đội CSGT đường thủy số 1 thuộc Phòng CSGT đường thủy CATP Hà Nội được xem như anh cả của đơn vị trong “nghề” sông nước. Lăn lộn với sông Hồng, sông Đà hơn 30 năm nay, Trung tá Bảo đã chứng kiến biết bao câu chuyện buồn vui của cái nghiệp “ăn sóng nói gió”. Trung tá Bảo tâm sự, cách đây khoảng hơn 15 năm, ngã ba sông nơi giao nhau giữa sông Hồng, sông Đà khá vắng vẻ. Với 32,5km đường sông Đà và 51km sông Hồng do đơn vị quản lý, lau lách, tre nước mọc kín 2 bên bờ sông. Những làng chài ở phía thượng nguồn người dân sống gần như biệt lập với thế giới bên ngoài. Với những ngư dân khi ấy, cuộc sống của họ đơn giản chỉ là hàng ngày thả lưới buông câu đánh bắt vài con cá mang về nấu cháo cho gia đình, vợ con.

Việc nảy sinh mâu thuẫn giữa những ngư dân với nhau hay giữa ngư dân với các chủ tàu thuyền lớn đi lại trên sông rất hiếm khi xảy ra. Tình trạng trộm cắp ngư cụ và thả lưới rách ăn vạ chưa xuất hiện. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, tại khu vực xã Vạn Vĩ, Vạn Thắng Lợi thuộc huyện Phúc Thọ, Đan Phượng và xã đảo Minh Châu của Ba Vì, nhiều đối tượng nghiện ngập ở các làng, xã trên bờ mò xuống thuyền, bè của ngư dân để trộm cắp liên tục xảy ra. Một số đối tượng lười lao động mang lưới rách thả trên sông cho thuyền bè đi lại vướng vào để ăn vạ. Nhiều cuộc hỗn chiến trên sông đã xảy ra.

Kể về những cuộc hỗn chiến, những ngư dân lão làng như bác Trần Việt Phát 80 tuổi, trưởng làng chài Vạn Vĩ cũng không khỏi bàng hoàng. Đó là thời điểm trước năm 2003. Khi đó với mô hình nuôi cá lồng, ba ba… đã từng bước giúp cho làng chài Vạn Vĩ thoát nghèo, thoát khổ. Những ngư dân ở đây quí những lồng, bè cá như tính mạng của mình. Ngày đêm họ ăn ngủ tại chỗ để canh gác, trông coi. Vậy nhưng đám thanh niên nghiện khi đói thuốc vật vờ từ trung tâm huyện Đan Phượng, Phúc Thọ hoặc bên Mê Linh, Vĩnh Phúc mò sang trộm cắp tài sản và kéo cá trộm.

Nhóm đối tượng này dùng hẳn loại thuyền sắt trên có gắn 2 máy nổ. Bọn chúng còn dùng những đoạn sắt to bằng cổ tay, một đầu được mài nhọn hoắt rồi hàn xung quanh mạn thuyền để ngăn không cho tàu, thuyền của ngư dân hoặc CSGT áp sát. Chờ cho màn đêm buông xuống, chúng bơi thuyền áp sát các bè cá lồng rồi đánh bắt trộm hàng tạ cá, lấy cả động cơ, máy móc tàu thuyền của ngư dân trước khi dong thuyền bỏ chạy. Khi phát hiện, ngư dân dùng đuốc, chai xăng và mã tấu, xào xiên cá đuổi theo. Lửa cháy trên sông, những tiếng la hét, dao, mã tấu va vào nhau loảng xoảng. Dù chưa có người thiệt mạng nhưng việc ngư dân và cả số đối tượng trộm cắp bị chém để lại vết tích là không ít. Có không dưới 3 cuộc hỗn chiến đã diễn ra. Chưa kể, gần đây nhất là vụ va chạm giữa 2 tàu chở cát PT - 0592 và PT - 0787 trên sông Hồng đoạn chảy qua Đông Anh đã khiến các lái tàu, thuyền viên của cả 2 tàu đuổi theo nhau quyết “ăn thua” đủ. Sau màn rượt đuổi là trận hỗn chiến. Hậu quả đã khiến 2 người bị đánh chết tại chỗ, còn 4 đối tượng gây án đã phải vào tù.

Để những dòng sông lặng sóng

Tàu thuyền rất có thể sẽ bị mắc cạn tại những khúc sông cạn nước

Tàu thuyền rất có thể sẽ bị mắc cạn tại những khúc sông cạn nước

Sau khi CSGT đường thủy phối hợp với công an các quận, huyện quanh khu vực rà soát số đối tượng nghiện ma túy. Việc gọi hỏi, răn đe số đối tượng này đã giúp cho những trận hỗn chiến tạm lắng. Mặc dù vậy, CSGT đường thủy vẫn phải đối mặt với việc một số đối tượng núp dưới danh nghĩa công ty kéo cạn để cưỡng đoạt tài sản của tàu thuyền mắc cạn.

Đại úy Lê Văn Điển, người đã từng thu phục Nguyễn Văn Báu còn có biệt danh là Báu cửu, một đại ca trong làng “thủy tặc” vào những năm 2008 kể lại: “Chuyên án bắt giữ 6 đối tượng tội phạm cướp, cưỡng đoạt tiền của các chủ thuyền núp dưới danh nghĩa Công ty TNHH Thành Đạt vào đầu năm 2008 vừa qua là một ví dụ”.

Cầm đầu cái gọi là Công ty TNHH Thành Đạt này là Nguyễn Văn Thụ với chức danh Giám đốc và tay trợ thủ đắc lực đồng thời cũng là một kẻ lưu manh có hạng - Đỗ Mạnh Báu làm Phó Giám đốc công ty. Cả 2 tên điều khiển đàn em hàng ngày ngang nhiên đi thu tiền của các tàu qua khu vực này. Số tiền chúng cưỡng đoạt mỗi tháng lên tới hàng trăm triệu đồng. Sau khi dẹp yên ổ nhóm lưu manh trên, tình trạng cưỡng đoạt tiền của các lái tàu bằng hoạt động kéo cạn đã cơ bản chấm dứt.

Hoàng Phong