Bài 2: Những nỗi vất vả... chẳng giống ai

(ANTĐ) - Từ tháng 4-2007, Giám đốc CATP Hà Nội triển khai chủ trương phân cấp CSGT về 5 địa bàn ngoại thành, trực thuộc Công an các huyện. Hiệu quả của chủ trương này trông thấy rõ rệt, từ công tác tuyên truyền đến xử lý vi phạm giao thông. Thế nhưng cũng như các đồng nghiệp trong nội thành, CSGT ngoại thành gặp không ít khó khăn, và không ít những vất vả... chẳng giống ai trong quá trình tác nghiệp.

Lưng áo vàng đẫm mồ hôi:

Bài 2: Những nỗi vất vả... chẳng giống ai

(ANTĐ) - Từ tháng 4-2007, Giám đốc CATP Hà Nội triển khai chủ trương phân cấp CSGT về 5 địa bàn ngoại thành, trực thuộc Công an các huyện. Hiệu quả của chủ trương này trông thấy rõ rệt, từ công tác tuyên truyền đến xử lý vi phạm giao thông. Thế nhưng cũng như các đồng nghiệp trong nội thành, CSGT ngoại thành gặp không ít khó khăn, và không ít những vất vả... chẳng giống ai trong quá trình tác nghiệp.

>>>Bài 1: Chèo chống giữa “đại công trường”

Câu chuyện chiếc xe ngựa

Những ngày đầu tháng 11 này, tinh thần Nghị quyết 32/CP biểu hiện khá rõ nét trên địa bàn huyện Gia Lâm. Kế hoạch tuyên truyền pháp luật về giao thông được Huyện ủy Gia Lâm xây dựng thành chỉ thị đang được “đời sống hóa” về cấp thôn, xóm, với sự vào cuộc của các cán bộ đầu ngành. Chốt kiểm tra, xử lý các phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ được lập trước khu vực Nhà thi đấu Gia Lâm, kề sát Quốc lộ 5. Tại các xã, rất dễ cảm nhận không khí chuẩn bị tích cực của lực lượng Công an xã cho công tác giải quyết giao thông. Với Đội CSGT, một trong những tâm điểm được xác định giải quyết tối đa vi phạm giao thông là thị trấn Trâu Quỳ. Tuy chỉ có 3 tuyến đường Ngô Xuân Quảng, Nguyễn Đức Thuận và Cổ Bi nhưng nhiều năm qua, Trâu Quỳ luôn là khu hành chính mang tính chất “bộ mặt” của huyện Gia Lâm.

Song đúng như một lãnh đạo huyện tâm sự, vấn đề nhận thức và chấp hành pháp luật giao thông của người dân còn rất hạn chế. Một cán bộ Đội CSGT CAH Gia Lâm kể cho tôi câu chuyện bi hài về “văn hóa giao thông” của người dân nơi đây. Đó là trường hợp một anh chàng điều khiển xe ngựa. Cho đến cả bây giờ, xe ngựa vẫn là phương tiện vận tải khá phổ biến ở huyện Gia Lâm. Với các xã không gần đường quốc lộ, sự xuất hiện của phương tiện này còn có thể tạm chấp nhận. Nhưng thị trấn Trâu Quỳ kề sát với Quốc lộ 5, tuyến huyết mạch Hà Nội đi các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng. Vì thế, sự nghênh ngang của xe ngựa tiềm ẩn không ít nguy cơ tai nạn giao thông. Nhiều lần, lãnh đạo huyện, thị trấn chỉ đạo lực lượng chức năng tập trung xử lý phương tiện này. Từ tuyên truyền, giáo dục, thậm chí khuyến cáo tịch thu phương tiện; thế nhưng ngay hôm đầu ra quân, lực lượng chức năng đã gặp phản ứng của chủ xe. Khi bị dừng xe, người lái xe ngựa biết không xin xỏ được đã vùng vằng tháo luôn dây cương ngựa. Đây là tình huống hết sức nguy hiểm, bởi khi được tháo cương, ngựa sẽ khó kiểm soát. Khi tay lái xe ngựa bỏ đi, con ngựa kéo luôn cả thùng hàng điên cuồng chạy trên Quốc lộ 5.

Chuyên cần giữa phố đông Chuyên cần giữa phố đông
Chuyên cần giữa phố đông

Những người xa nhà

Nhiều năm qua, nhiều CBCS thuộc Đội CSGT số 6, số 7 vẫn đều đặn hành trình Hà Nội, Sóc Sơn, Đông Anh. Tháng 4-2007, khi chủ trương phân cấp, chia tách các Đội CSGT được thực hiện, địa bàn Đông Anh do Đội CSGT - CAH Đông Anh phụ trách. Trung tá Nguyễn Xuân Lục - Đội trưởng Đội CSGT CAH Đông Anh cho biết, việc phân cấp như trên rất hay, vì có sự gắn kết với cơ quan điều tra, nên giải quyết được gọn ghẽ các vụ tai nạn giao thông. Tăng cường CSGT về huyện, công tác tuyên truyền pháp luật giao thông cho người dân cũng thuận lợi hơn, đặc biệt hướng dẫn lực lượng Công an xã tham gia giải quyết giao thông. Việc phân cấp còn phục vụ nhân dân đăng ký phương tiện không phải vào nội thành.

Thế nhưng, CSGT ngoại thành vẫn có vô vàn vất vả khác. Tuyến đường liên xã, liên thôn, liên huyện, quốc lộ nằm trên địa bàn Đông Anh có tổng chiều dài 665 km. Trong đó có hơn chục “điểm đen” về tai nạn giao thông trên các tuyến Quốc lộ 3, đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, cầu Thăng Long. Đây cũng là những tuyến đường có mật độ phương tiện cực lớn như Bắc Thăng Long, 18.000 lượt ôtô/ngày, chưa tính lượt môtô, xe máy và các phương tiện khác; hay Quốc lộ 3 cũng đến 16.000 lượt ôtô qua lại mỗi ngày. Từ trụ sở Đội CSGT ở trung tâm thị trấn Đông Anh đi các xã giáp ranh huyện Sóc Sơn ngót nghét 20km, đủ kiểu đường từ thảm nhựa đến rải đá răm hay còn nguyên sỏi đá. Phương tiện được trang bị của Đội CSGT Đông Anh gồm 3 ôtô và 5 môtô, chủ yếu CBCS phải dùng xe riêng đi làm nhiệm vụ. Nếu như Đội CSGT số 4 biên chế CBCS tới 120 người, thì Đội CSGT Đông Anh, với địa bàn rộng có lẽ bằng cả quận Hoàng Mai và Hai Bà Trưng cộng lại, chỉ có 26 CBCS. Một ít phân ra làm quản lý xe, một số khám nghiệm, còn lại “tung” hết ra đường làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát. Đội trưởng CSGT Đông Anh cho biết, năm 2008, quân số của Đội có nguy cơ tiếp tục giảm, vì sẽ có 6 CBCS nghỉ chế độ. Đúng là so với các địa bàn nội thành, áp lực giao thông ở Đông Anh hay các huyện khác không bằng. Việc tuần tra kiểm soát lưu động chứ không phải cắm chốt nhiều, trừ những “điểm đen”. Song nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông gấp nhiều lần trong nội thành. Xe “siêu trường”, “siêu trọng”, công nông, ba bánh tự gióng... là phổ biến trên các tuyến đường. ý thức của người tham gia giao thông còn hạn chế là điều không thể phủ nhận. Đáng ngại nhất là tình trạng thanh thiếu niên chưa có bằng lái xe nhưng mượn được xe của người lớn, hay có tí “men” nhảy lên xe phóng. Trong số 56 vụ TNGT xảy ra từ tháng 12-2006 đến cuối tháng 10-2007 ở huyện Đông Anh, có 48 vụ nghiêm trọng làm 55 người chết, 1 vụ đặc biệt nghiêm trọng chết tại chỗ 4 người, nhiều vụ xuất phát từ ý thức kém và liều lĩnh của người điều khiển phương tiện giao thông. Nhân lực, phương tiện thiếu nên rất khó kiểm soát TTGT ở các tuyến đường. Có khi CBCS đang phải trực chốt “điểm đen” trên Quốc lộ 3, nhận được tin báo ra đường Bắc Thăng Long phân luồng tai nạn là lại phải lên đường. Không thể điều động ai khác được vì quân số chỉ có từng ấy. Tiếng là chỉ huy đội nhưng 3 lãnh đạo Đội CSGT Đông Anh cũng phải “lăn” như CBCS.

Nỗi nhớ nhà, xa nhà là tâm trạng rất riêng của CSGT ngoại thành. 26 CBCS Đội CSGT Đông Anh chỉ có 1 đồng chí nhà ở Đông Anh. Số còn lại, người gần nhất nhà ở Sóc Sơn, cách...18 km; còn lại ở Vĩnh Phúc, Gia Lâm và các nơi khác. Thâm niên nhất đội chính là 2 chỉ huy, Trung tá Đội trưởng Nguyễn Xuân Lục, nhà ở quận Tây Hồ và Trung tá Đội phó Nguyễn Văn Tuấn, nhà ở quận Hai Bà Trưng. Các anh đã có ngót nghét 10 năm gắn bó với địa bàn huyện Đông Anh. Trước, chưa có xe buýt thuận lợi như bây giờ, có khi 1 tuần mới tranh thủ về nhà một lần. Giờ về được “nhiều” hơn, 3 ngày về 1 lần. Cuối chiều về, trọn vẹn bữa cơm chiều với gia đình, hỏi han việc học hành của con cái, sáng hôm sau lại đón xe buýt sang Đông Anh. Nam giới ở Đội CSGT Đông Anh nhiều đồng chí quen đi chợ, nấu ăn không thua chị em phụ nữ. “Hàng xóm nhà tôi hỏi, bác làm CSGT ở đâu mà đi lâu ít khi về nhà, tôi cười, làm CSGT ở Hà Nội. Họ có vẻ không tin, bảo tôi đùa. Tôi có đùa đâu, Đông Anh không thuộc Hà Nội thì thuộc đâu”, Trung tá Lục bộc bạch.

Hoàng Quân

Bài 3: Cách nào “gỡ” áp lực cho CSGT?