(ANTĐ) - Như phần hồn của chiếc bánh chưng ngày Tết, lá dong Tràng Cát, Thanh Oai từ lâu đã nức tiếng với những thửa vườn bạt ngàn xanh lá bên dòng sông Đáy. Nơi đây, từng là vùng đất thấp được chọn làm nơi xả lũ mỗi khi bất chợt có thiên tai. Sự bồi đắp phù sa của vùng đất thấp ấy lại là điều kiện thuận lợi cho "đặc sản" lá dong sinh trưởng. Và đó là nguồn sống chính thức bấ lâu nay cho bà con vùng này.
Phóng sự ảnh: Lá dong vùng thấp
(ANTĐ) - Như phần hồn của chiếc bánh chưng ngày Tết, lá dong Tràng Cát, Thanh Oai từ lâu đã nức tiếng với những thửa vườn bạt ngàn xanh lá bên dòng sông Đáy. Nơi đây, từng là vùng đất thấp được chọn làm nơi xả lũ mỗi khi bất chợt có thiên tai. Sự bồi đắp phù sa của vùng đất thấp ấy lại là điều kiện thuận lợi cho "đặc sản" lá dong sinh trưởng. Và đó là nguồn sống chính thức bấ lâu nay cho bà con vùng này.
Khi những cánh rừng bị vắng bóng của lá dong thì bên sông Đáy vẫn giữ được loài cây làm nên những món quà cổ truyền ngày Tết
Bà Huề bảo: "Bánh chưng gói lá dong Tràng Cát sẽ tạo mầu sắc và mùi thơm đặc biệt. Khi bóc bánh lá không bao giờ bị rách"
Mùa thu hoạch nhộn nhịp nhất là vào dịp trước Tết khoảng 1 tháng
Trồng lá dong ít phải một nắng hai sương hơn trồng ngô lúa. Lá dòn cho thu hoạch quanh năm
Lá dong Tràng Cát to, dẻo, dai tạo mầu xanh đặc trưng khi gói bánh, mà khó nơi nào sánh được
Thu nhập từ lá dong không giầu có nhưng cũng cho cuộc sống làng quê có đồng ta đồng vào, tiền nuôi con cái học hành
Những giọt mồ hôi, công sức lao động thấm vào từng tầu lá
Tùy theo nhu cầu của lái buôn, có thể thu mua tại vườn hoặc mua tại nhà phụ thuộc vào giá cả. Mỗi sào bán tại vườn cũng được 2 triệu đồng, nếu mang về nhà thì được thêm triệu nữa
Những năm gần đây lá dong Tràng Cát đã xuất khẩu đi một số nước tại Châu Âu vào dịp gần Tết nguyên đán
Kỹ càng lau rửa những tầu lá để ngày mai mang ra chợ
Sông Đáy quê góp phần làm nên phần hồn cho chiếc bánh chưng ngày Tết. Những hình ảnh giản dị quê nhà được chắt lọc từ lòng phù sa mầu mỡ