- Thông xe cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn dài hơn 60km
- Mức phí cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn cao nhất 8.100 đồng/km
- Gần 13.000 tỷ đồng làm cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn
Tỉnh Lạng Sơn vào ngày 12/2 vừa qua đã điều chỉnh mức thu trên tuyến QL1 đoạn Bắc Giang- Lạng Sơn lên mức kịch trần. Cả tuyến QL1 Bắc Giang- Lạng Sơn và cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn đều đang do Công ty CP BOT Bắc Giang- Lạng Sơn làm chủ đầu tư. Như vậy, có thể nói, việc thu phí giao thông trên tuyến Bắc Giang- Lạng Sơn đang nằm gọn trong tay một nhà đầu tư.
Đồng loạt tăng phí trên cả 2 tuyến
Dự án cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn và hợp phần tăng cường mặt đường QL1 đoạn Km1+800 - Km106+500 tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn có tổng mức đầu tư 12.188 tỷ đồng, do Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn làm chủ đầu tư, triển khai theo hình thức hợp đồng BOT.
Điểm đầu dự án Km 45+100 (giao QL1, Sao Mai, Chi Lăng, Lạng Sơn), điểm cuối Km108 + 500, nối với điểm cuối dự án QL 1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang. Tổng chiều dài tuyến cao tốc là 63,86 Km.
Về hợp phần QL1, có điểm đầu tại Km1+800, khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn; điểm cuối tại Km112+038,84 (lý trình QL1), thuộc xã Tân Dĩnh, Bắc Giang. Tổng chiều dài toàn tuyến 110,2km.
Dự án này trước được liên danh nhà đầu tư: Công ty CP đầu tư UDIC - Công ty TNHH MTV đầu tư SCIC - Công ty CP đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành - Công ty CP đầu tư 468 - Công ty CP giao thông xây dựng số 1 - Công ty TNHH xây dựng Mỹ Đà thực hiện.
Mức phí trên cao tốc và QL1 Bắc Giang- Lạng Sơn đều ở mức cao hơn các tuyến đường bộ khác
Tuy nhiên, do gặp phải vấn đề về tài chính, liên danh nhà thầu trên không thể tiếp tục thực hiện được dự án nên Tập đoàn Đèo Cả đã tiếp tục dự án dang dở này.
Tháng 6/2018, dự án tăng cường QL1 đã chính thức thu phí tại trạm BOT QL1 Km93+160 (xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn) với mức thu phí thấp nhất thời điểm ấy là 35.000 đồng/lượt xe tiêu chuẩn. Tuy nhiên, ngày 12/2 vừa qua, UBND tỉnh Lạng Sơn đã điều chỉnh mức thu tại trạm BOT lên mức kịch trần.
Cụ thể, xe loại 1 là 52.000 đồng/lượt, cao nhất với xe loại 5 là 200.000 đồng/lượt, mức thu cao nhất trong các trạm BOT trên cả nước hiện nay và cũng là mức thu kịch trần được quy định tại Thông tư 35/2016/TT-BGTVT của Bộ GTVT.
Trong khi đó, kể từ 0h ngày hôm nay, 18/2, tuyến cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn cũng chính thức thu phí, với mức thu thấp nhất cho xe loại 1 là 2.100 đồng/km, mức thu này cũng đứng ở mức cao nhất hiện nay đối với đường cao tốc và ở mức thu kịch khung theo quy định tại Thông tư 35 của Bộ GTVT.
Thu cao để bù dòng tiền đang bị âm?
Cần nhắc lại rằng, cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn chỉ dừng lại ở quy mô 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp, không quá cao, có chăng chất lượng mặt đường được xử lý tốt hơn.
Đơn cử, cao tốc Hà Nội- Hải Phòng có tới 6 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp nhưng mức phí thu đồng đều với tất cả phương tiện cũng chỉ ở mức 2.000 đồng/km, còn cao tốc Nội Bài- Lào Cai là tuyến cao tốc làm mới hoàn toàn, dài 245km cũng chỉ thu ở mức 1.500 đồng/km/xe tiêu chuẩn.
Về mặt lý thuyết, người dân có quyền lựa chọn không đi vào cao tốc nếu thấy đắt đỏ, có thể đi vào đường QL1. Nhưng với mức thu tại trạm BOT QL1 đặt tại huyện Hữu Lũng như hiện nay thì người dân cũng đang phải chịu mức rất cao. Cả hai tuyến đường cùng do Công ty CP BOT Bắc Giang- Lạng Sơn tổ chức thu phí. Vì thế, có lái xe đã than rằng “cá không lọt lưới” nên dù đi đường nào thì cũng phải chấp nhận mức giá cao hơn các tuyến đường khác.
Một số chuyên gia cũng như nhà đầu tư cho rằng, mức thu khởi điểm trên 2 tuyến đường này như vậy là quá cao, dù mức thu trên tuyến đường BOT nào cũng dựa vào tổng mức đầu tư và thời gian hoàn vốn.
Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Hà Nội cho rằng, tạm không bàn đến mức thu trên cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn cao hay thấp, miễn là không vượt mức trần quy định của Nhà nước. Nhưng, tại sao, QL1 đoạn từ Bắc Giang- Lạng Sơn cũng bất ngờ điều chỉnh mức phí lên cao chót vót, thấp nhất 52.000 đồng/lượt, cao nhất lên tới 200.000 đồng/lượt?.
“Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch COVID-19 đã khiến các doanh nghiệp vận tải gặp muôn vàn khó khăn, nay chủ đầu tư còn tăng thu phí đường bộ ở mức cao như vậy càng khiến doanh nghiệp vận tải bức xúc”- ông Liên cho hay.
Theo ông Liên, liệu có phải Bộ GTVT, UBND tỉnh Lạng Sơn và chủ đầu tư chỉ nghĩ đến lợi ích của nhà đầu tư, chỉ tính đến tổng mức đầu tư dự án và thời gian hoàn vốn nhanh mà không nghĩ đến sức chịu đựng của người dân và doanh nghiệp vận tải? Như vậy, vô hình trung, địa phương và nhà đầu tư đã đẩy doanh nghiệp vận tải, lái xe tìm đường “trốn trạm”, phá hủy kết cấu đường bộ của địa phương, gây mất trật tự ATGT?
Theo lý giải của một số chuyên gia trong lĩnh vực vận tải, sở dĩ nhà đầu tư tuyến cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn thu phí cao chót vót và tăng phí kịch trần trên trạm BOT QL1 Km93+160 bởi dòng tiền của nhà đầu tư tại dự án đang bị âm do một số yếu tố...