Phát hiện thú vị tại cảng nước cổ xưa nhất thế giới

ANTĐ - Gần đây các nhà khảo cổ học ở Pháp và Ai Cập đã khám phá ra bến tàu lâu đời nhất thế giới, và những phát hiện thú vị ở cảng này đã tiết lộ thêm nhiều điều về Pharaoh cổ đại Khufu và sự cai trị của vị vua này…

Vị pharaoh của Ai Cập, Khufu (còn gọi là Cheops), đã từng trị vì một trong những vương quốc vĩ đại nhất thế giới cổ đại. Khu lăng mộ Kim tự tháp Giza là một bằng chứng rõ ràng cho sức mạnh và quyền lực của vị Pharaoh này.

Các nhà khảo cổ học từ viện nghiên cứu khảo cổ Pháp đã khám phá một cảng nước rộng lớn, cũng là cảng lâu đời nhất từng được phát hiện, tồn tại khoảng 4.500 năm trước. Với cảng nước này, Khufu đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình với việc vận chuyển đồng và các chất khoáng khác từ Ai Cập đến phần còn lại của Địa Trung Hải. Cảng này được xây dựng trên bờ biển Đỏ, thuộc vùng Wadi al-Jarf khoảng 180km về phía nam của thành phố biển Suze. 

Ngoài kiến trúc của bến tàu, các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy vài mỏ neo được đẽo bằng đá, nhiều bình, vại dùng để đựng đồ, các mảnh dây thừng và đồ gốm ở đây. 

Tuy nhiên, điều làm các nhà khảo cổ phấn khích nhất chính là việc khám phá ra một số tài tiệu cổ được viết trên giấy cói và được bảo quản rất tỉ mỉ, cẩn thận, và đây cũng là nguồn tài liệu cổ xưa nhất từng được phát hiện ở Ai Cập.

Một trong những chi tiết thú vị được tiết lộ của các tài liệu cổ này là nhật kí của một vị quan chức ở cảng, có tên Merrer, cũng chính là người đã lãnh đạo trong việc xây dựng Kim tự tháp Giza vĩ đại. Trong cuốn nhật kí của mình, Merrer đã ghi chép lại các chuyến đi của mình đến mỏ đá vôi Tura, để vận chuyến về các khối đá dùng cho việc xây dựng kim tự tháp. Các nhà khảo cổ cho biết, đây là lần đầu tiên một cái nhìn sâu về vấn đề kim tự tháp được cung cấp.

Tài liệu cổ quý giá liên quan đến Pharaoh cổ đại Khufu

Các tài liệu còn lại mô tả về bộ máy quan liêu được Pharaph Khufu tạo ra để quản lý thức ăn, chủ yếu là bánh mỳ và nước uống, cho các công nhân ở cảng.