Giám đốc lừa đảo

(ANTĐ) - Trong những ngày cuối năm 2010, Công an huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang) liên tiếp nhận được đơn tố cáo của nhiều người dân tố cáo Phạm Thị Vịnh (SN1973) trú tại thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng giáo viên trường tiểu học xã Ngọc Sơn, huyện Hiệp Hoà có hành vi lừa đảo chiếm đoạt một số lượng lớn tiền và tài sản của họ.

Giám đốc lừa đảo

(ANTĐ) - Trong những ngày cuối năm 2010, Công an huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang) liên tiếp nhận được đơn tố cáo của nhiều người dân tố cáo Phạm Thị Vịnh (SN1973) trú tại thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng giáo viên trường tiểu học xã Ngọc Sơn, huyện Hiệp Hoà có hành vi lừa đảo chiếm đoạt một số lượng lớn tiền và tài sản của họ.

Đối tượng Vinh tại cơ quan công an
Đối tượng Vinh tại cơ quan công an

Ngay sau khi nhận được đơn tố cáo, lãnh đạo Công an huyện Hiệp Hoà đã xác lập chuyên án đấu tranh. Qua điều tra, xác minh được biết: Trong khoảng thời gian từ tháng 2/2009 đến tháng 12/2010, Phạm Thị Vịnh làm giám đốc Công ty TNHH một thành viên taxi Phương Mai đã dùng 2 xe ôtô của công ty bán cho nhiều người để chiếm đoạt trên 800 triệu đồng và vay trên 3 tỷ đồng của nhiều người và không có khả năng thanh toán. Với những tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 4/1/2011, cơ quan CSĐT, Công an huyện Hiệp Hoà đã ra lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Vịnh theo điều 139 BLHS tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Tại cơ quan CSĐT, bước đầu Vịnh khai nhận: Khi thành lập công ty Vịnh chỉ có bốn trăm triệu đồng. Do không đủ tiền theo quy định vốn điều lệ khi thành lập công ty nên Vịnh đã vay tiền, vàng của một số người dân để thành lập công ty TNHH một thành viên TAXI Phương Mai. Sau khi công ty đi vào hoạt động Vịnh tiếp tục vay tiền của người dân với mục đích để đầu tư mua ôtô phục vụ việc kinh doanh vận tải. Do muốn có tiền trả nợ những món vay đã đến hạn, Vịnh dùng xe ôtô của công ty để bán đi bán lại nhiều lần cho nhiều người với mục đích chiếm đoạt tiền của họ.

Điển hình là: Phạm Thị Vịnh đã bán chiếc xe ôtô biển kiểm soát 98H-3924 cho chị Diêm Thị Phương ở thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng với giá bốn trăm triệu đồng. Sau khi trả đủ tiền, chị Phương chỉ nhận giấy đăng ký, giấy đăng kiểm, giấy bảo hiểm, còn xe ôtô Vịnh mượn lại để giải quyết việc gia đình. Hai ngày sau Vịnh đến gặp chị Phương để mượn lại toàn bộ giấy tờ xe ôtô và hẹn 10 ngày sau trả xe và giấy tờ xe cho chị Phương.

Cùng thời gian bán xe ôtô BKS 98H- 3924 cho chị Phương thì Vịnh đã bán chiếc xe này cho anh Dương Ngô Xuyên ở xã Vân Canh- Hoài Đức- Hà Nội với số tiền bốn trăm hai chín triệu đồng. Ngoài ra, Vịnh còn vay gần 3 tỷ đồng của nhiều người với thủ đoạn hứa hẹn trả lãi xuất cao đến nay không có khả năng chi trả.

Qua vụ án này cho thấy, trách nhiệm quản lý cán bộ của cơ quan nơi Phạm Thị Vịnh đang công tác. Pháp lệnh cán bộ công chức quy định rõ: Cán bộ, công chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh… Tuy nhiên ở đây, Phạm Thị Vịnh vẫn làm hồ sơ xin thành lập công ty, được Sở Kế hoạch - Đầu tư cấp phép hoạt động và Phạm Thị Vịnh đàng hoàng làm giám đốc để có điều kiện đi lừa đảo trót lọt với nhiều người.

Bắc Giang