Đằng sau vụ lừa “sổ đỏ” giả

(ANTĐ) - Vụ án Nguyễn Thị Họa My và Nguyễn Quốc Hưng dùng  “sổ đỏ” giả để bán đất (Báo ANTĐ đưa tin số ra ngày 17-3), suy cho cùng là sự hám lợi làm liều của các đối tượng. Nhưng vấn đề cần cảnh báo ở đây là sự mất cảnh giác của người dân trong những giao dịch về bất động sản. Trung tá Thành Kiên Trung - Đội trưởng Đội Chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm - Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV CATP Hà Nội nhận định.
>>>Lừa bán đất bằng giấy tờ giả

Đằng sau vụ lừa “sổ đỏ” giả

(ANTĐ) - Vụ án Nguyễn Thị Họa My và Nguyễn Quốc Hưng dùng  “sổ đỏ” giả để bán đất (Báo ANTĐ đưa tin số ra ngày 17-3), suy cho cùng là sự hám lợi làm liều của các đối tượng. Nhưng vấn đề cần cảnh báo ở đây là sự mất cảnh giác của người dân trong những giao dịch về bất động sản. Trung tá Thành Kiên Trung - Đội trưởng Đội Chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm - Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV CATP Hà Nội nhận định.
>>>Lừa bán đất bằng giấy tờ giả

Vợ chồng Hưng-My  Vợ chồng Hưng-My
Vợ chồng Hưng-My

Dại vì ham “ôm” bất động sản

Điều khiến chúng tôi thực sự bất ngờ khi tìm hiểu vụ án Nguyễn Thị Họa My và Nguyễn Quốc Hưng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đó là nhân thân và chút ít vị trí xã hội của 2 đối tượng này. Cả hai cùng sinh năm 1985; My đang là giảng viên một trường đại học dân lập tại Hà Nội. Còn Hưng thuộc biên chế Phòng Tài nguyên và Môi trường UBND thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đôi vợ chồng này cư trú tại một căn hộ cao cấp ở khu đô thị Mỹ Đình, huyện Từ Liêm.

CQĐT bước đầu xác định, từ giữa năm 2010, My đã thực hiện hành vi lừa đảo, với sự giúp sức không chỉ của người chồng của cô ta. Nắm được tâm lý ham “ôm” bất động sản của một số bạn bè, My làm giả “sổ đỏ” hàng chục khu đất ở địa bàn xã Kim Chung, huyện Hoài Đức để bán. My đã giới thiệu và bán cho khách tổng cộng 19 mảnh đất, làm giả 7 “sổ đỏ” để giao dịch. Nguồn “phôi” các quyển “sổ đỏ” được My nhờ chồng là Nguyễn Quốc Hưng “mượn” của Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phúc Yên. Với những bản “phôi” này, My vào mạng  internet, bắt mối với những kẻ chuyên chế giấy tờ, tài liệu giả, đặt hàng 18 triệu đồng/cuốn “sổ đỏ” giả. Con dấu và chức danh một vị lãnh đạo huyện Hoài Đức cũng bị My “mượn”. Tại CQĐT, My khai đã nhận 6,5 tỷ đồng từ giao dịch lừa đảo của cô ta, và đã trả lại hơn 4,6 tỷ đồng. Tuy nhiên tường trình của các bị hại cho thấy, cặp vợ chồng nữ giảng viên đại học này vẫn đang “ôm” của họ số tiền lên đến hơn 5 tỷ đồng.

Cẩn trọng không thừa

Theo cán bộ thụ lý vụ án này, một trong những nguyên nhân khiến Nguyễn Thị Họa My dễ dàng lừa đảo được các bị hại, chính là do cả tin, mất cảnh giác của các nạn nhân. Trong 19 giao dịch đất mà My đã thực hiện, nhiều giao dịch bị hại chẳng buồn lập biên bản cam kết việc giao nhận với “chủ đất” My mà vẫn giao tiền. Có giao dịch dù bị My khất thời hạn giao “sổ đỏ” vài lần, nhưng bị hại cũng chẳng chút nghi ngờ, tiếp tục đầu tư, nộp tiền, và hậu quả là đứng trước nguy cơ mất trắng.

Một vấn đề lớn trong vụ án này, đó là công tác quản lý “phôi” của cuốn “sổ đỏ”. Theo ghi nhận của điều tra viên Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV CATP Hà Nội, đây không phải vụ án đầu tiên các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tiền bằng “sổ đỏ” giả. Vụ án “Lê Bá Quỳ cùng đồng bọn làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” mà CQĐT CATP Hà Nội đang thụ lý là một ví dụ.

Để lừa bán đất “ảo”, Quỳ đã cấu kết với một cựu cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm, tìm cách lấy trộm nhiều “phôi” để thực hiện ý đồ làm giả “sổ đỏ”, từ đó chào bán đất… không phải của mình. Hành động phạm tội của My, của Quỳ, sự giúp sức của Nguyễn Quốc Hưng và vị cựu cán bộ  Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm diễn ra trong thời gian dài, vì sao các đơn vị quản lý nguồn “phôi sổ đỏ” không sớm phát hiện, ngăn chặn? Còn bao nhiêu đơn vị đang thất thoát “phôi sổ đỏ” nhưng không đủ dũng cảm trình báo đến cơ quan công an?

Hoàng Quân