Phản ứng của Đức và Nga sau khi Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

ANTD.VN -  Hiệp ước Bầu trời Mở, vốn cho phép các quốc gia tham gia ký kết thực hiện những chuyến bay giám sát quân sự trên lãnh thổ của nhau, là một phần quan trọng của hoạt động kiểm soát vũ khí và Đức sẽ tuân thủ nó bất chấp việc Mỹ rút khỏi hiệp ước này, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas tuyên bố.

Mỹ tuyên bố chính thức không còn là một bên tham gia ký kết Hiệp ước Bầu trời Mở kể từ hôm 22-11-2020

Mỹ tuyên bố chính thức không còn là một bên tham gia ký kết Hiệp ước Bầu trời Mở kể từ hôm 22-11-2020

Tuyên bố trên được ông Maas đưa ra sau khi Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở và cáo buộc Nga vi phạm các điều khoản của hiệp ước nhưng không đưa ra bằng chứng.

Ngoại trưởng Maas nói rằng ông rất lấy làm tiếc về quyết định của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông chỉ ra rằng Hiệp ước Bầu trời Mở góp phần xây dựng lòng tin và thúc đẩy an ninh ở toàn bộ khu vực Bắc Bán cầu “từ Vladivostok đến Vancouver”.

Ngoại trưởng Maas khẳng định, Đức - đồng minh của Mỹ trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - sẽ vẫn tuân thủ các cam kết của Hiệp ước Bầu trời Mở.

Ông cũng cho rằng các hiệp ước kiểm soát vũ khí đa phương hiện nay phải được hiện đại hóa trong đó bao gồm các cơ chế xây dựng lòng tin mới để thế giới có thể đối phó với những thách thức an ninh của thế kỷ.

Trong khi đó, phản ứng với động thái này của Mỹ, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: “Chúng tôi lấy làm tiếc phải nói rằng quyết định của Mỹ khiến hiệp ước này không còn khả thi nữa”.

Bộ Ngoại giao Nga khẳng định, Matxcơva dự định tìm kiếm những đảm bảo chắc chắn từ các quốc gia vẫn tham gia hiệp ước để thực hiện nghĩa vụ của mình.

Hiệp ước Bầu trời Mở được ký kết vào năm 1992 và có hiệu lực từ năm 2002, với sự tham gia của 35 quốc gia bao gồm Mỹ, Nga, Canada và hầu hết các nước châu Âu. Hiệp ước cho phép các nước thành viên thực hiện những chuyến bay giám sát trên lãnh thổ của nhau nhằm kiểm soát các hoạt động quân sự.