Bộ Y tế chính thức bỏ quy định “ngực lép” không được lái xe

ANTĐ - Sáng 30-12, Bộ Y tế đã cung cấp cho báo chí những thông tin mới nhất quanh dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe với người lái xe. Theo đó, những quy định từng gây tranh cãi trong dự thảo trước đây như người có chiều cao cân nặng thấp, vòng ngực “lép”… không được lái xe đã được bãi bỏ.

ThS Lê Tuấn Đống, Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế cho biết, dự thảo thông tư liên tịch về tiêu chuẩn sức khỏe với người lái xe lần này mở rộng không chỉ với người Việt Nam mà cả người nước ngoài đang học tập, làm việc, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời phân các tiêu chuẩn theo 3 nhóm: hạng A1, hạng B1 và hạng A2-A4, B2, C, D, E, FB3, FC, FD, EF.

Sắp ban hành thông tư mới quy định về tiêu chuẩn sức khỏe đối với người lái xe

Theo đó, người có một trong các tình trạng bệnh, tật, thể lực sau đây sẽ không đủ điều kiện để lái xe mô tô, xe máy (hạng A1): đang rối loạn tâm thần cấp; rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi; liệt vận động một chi trở lên, mức độ từ 0 đến 2/5; thị lực nhìn xa 2 mắt dưới 4/10; rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản là đỏ, vàng, xanh; sử dụng các chất ma túy; sử dụng chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định...

Tiêu chuẩn sức khỏe cho những người đủ điều kiện lái xe hạng B1 (xe ô tô con dưới 9 chỗ, xe tải không tham gia kinh doanh) được quy định chặt chẽ hơn. Cụ thể, những người có 1 trong các tình trạng bệnh, tật, thể lực sau đây sẽ không đủ điều kiện để lái xe theo hạng B1: rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 6 tháng; động kinh còn cơn trong vòng 24 tháng gần nhất; liệt vận động 1 chi trở lên; thị lực nhìn xa 2 mắt dưới 5/ 10; huyết áp tối đa dưới 90 kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ hoặc ngất xỉu; các bệnh…

Với lái xe kinh doanh (các hạng A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE), những người có 1 trong các tình trạng bệnh, tật, thể lực sau sẽ không đủ điều kiện để lái xe theo hạng này: rối loạn tâm thần mạn tính; động kinh; thị lực nhìn xa từng mắt dưới 8/10; giảm thị lực lúc chập tối; thính lực ở tai tốt hơn khi nói thường dưới 4m hoặc nghe tiếng nói thầm tối thiểu dưới 1,5m ở tai tốt hơn; gù, vẹo hoặc quá ưỡn cột sống; chiều dài tuyệt đối giữa 2 chi trên hoặc 2 chi dưới có chênh lệch từ 5cm trở lên;…

Đáng chú ý, ở dự thảo lần này đã bỏ quy định về tiêu chuẩn cân nặng, thể lực, chiều cao, từng gây rất nhiều tranh cãi. Trước đó, bản dự thảo tiêu chuẩn sức khỏe lái xe được Bộ Y tế xây dựng có quy định người muốn được cấp giấy chứng nhận sức khỏe để lái xe máy từ 50 cm3 trở lên (giấy phép lái xe hạng A1, B1) thì phải có vòng ngực trung bình không dưới 72 cm, cân nặng không được dưới 40 kg, lực bóp tay không thuận trên 24 kg và phải có chiều cao trên 1,5 m (hạng B1); trên 1,45 m (hạng A1 - xe máy có dung tích xi lanh từ 50 đến dưới xe máy 50 cm3; chiều cao đạt yêu cầu nhưng trọng lượng cơ thể không đủ 40 kg 175 cm3). Nếu quá thấp bé, nhẹ cân; có chiều cao dưới 1,45 m không được xếp vào nhóm đủ điều kiện lái cũng không đủ điều kiện để lái xe.

Nói thêm về điều này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết, việc xây dựng và ban hành tiêu chí sức khỏe của người lái xe là một vấn đề hết sức phức tạp, nhạy cảm, tác động đến hầu hết các thành phần dân cư trong xã hội nên Bộ đang triển khai từng bước, chu đáo, cẩn thận. Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của nhân viên y tế thực hiện khám sức khỏe người lái xe; người lái xe; trách nhiệm của bệnh viện... Bộ Y tế sẽ cố gắng cùng Bộ Giao thông ban hành trong thời gian sớm nhất.