Bộ GTVT: Việc thu phí dịch vụ ra, vào sân bay là do… lịch sử để lại

ANTD.VN - Chiều nay, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1-2018, báo chí đặt câu hỏi đến lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về việc thu giá dịch vụ ra, vào sân bay có hợp pháp hay không, bởi việc thu phí ra, vào sân bay hiện gây ra khá nhiều bức xúc cho người dân.
 Chiều nay, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1-2018, báo chí đặt câu hỏi đến lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về việc thu giá dịch vụ ra, vào sân bay có hợp pháp hay không, bởi việc thu phí ra, vào sân bay hiện gây ra khá nhiều bức xúc cho người dân.
 Chiều nay, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1-2018, báo chí đặt câu hỏi đến lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về việc thu giá dịch vụ ra, vào sân bay có hợp pháp hay không, bởi việc thu phí ra, vào sân bay hiện gây ra khá nhiều bức xúc cho người dân.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông trả lời báo chí tại buổi họp báo

Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, việc thu giá dịch vụ đường dẫn vào sân bay xuất phát từ quá trình lịch sử rất dài, đây không phải mới thu mà thu từ khi Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) chưa cổ phần hóa. Theo ông Đông, tất cả các cảng hàng không của Việt Nam đều xuất phát từ đầu tư của Nhà nước, Nhà nước quản lý, khai thác và thu phí.

“Về câu hỏi thu phí ra, vào sân bay có hợp pháp hay không, đây là do lịch sử để lại và có rất nhiều Luật chi phối, trong đó có Luật Hàng không. Luật này quy định giá dịch vụ hàng không và giá phi hàng không. Bên cạnh đó còn bị chi phối bởi các Luật khác như Luật giá, tất cả nội dung này tương đối phức tạp” – ông Đông nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ GTVT chia sẻ thêm, mới đây Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã chủ trì cuộc họp nghe Thanh tra Chính phủ báo cáo về việc này.

Phó Thủ tướng cũng đã có kết luận và chỉ đạo, đối với phí, giá dịch vụ có liên quan vào sân bay thì Bộ GTVT chủ trì phối hợp Bộ Tài chính rà soát và báo cáo Chính phủ trước tháng 3-2018. Theo đó sẽ rà soát rõ cái nào thu chưa đúng, cái nào do lịch sử để lại thì phải báo cáo để có quyết định cuối cùng.

Vẫn liên quan đến lĩnh vực GTVT, báo chí đặt câu hỏi về sự cố nứt cầu Vàm Cống (nối Đồng Tháp với Cần Thơ) cách đây 3 tháng bao giờ mới được khắc phục? Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, đây là dự án vay vốn ODA của Chính phủ Hàn Quốc, được triển khai thực hiện theo đúng tiến trình, nếu không có sự cố thì có thể thông cầu này vào những tháng đầu năm 2018.

“Đây là kết cấu hết sức phức tạp. Sự cố này theo nhận định, đánh giá chung của Bộ GTVT và các chuyên gia là rất hiếm xảy ra”- ông Đông nói. Ngay sau khi xảy ra sự cố, Bộ GTVT đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của Bộ, huy động các chuyên gia trong nước, làm việc với các nhà tài trợ và chuyên gia nước ngoài của Hàn Quốc đánh giá, bao gồm cả những đánh giá độc lập của phía Việt Nam.

“Vì đây là dự án lớn, có kết cấu phức tạp nên hiện chưa có kết luận cuối cùng, cũng chưa thể xác định thời gian thông cầu. Bộ sẽ báo cáo Chính phủ, xác định trách nhiệm cũng như công khai tới dư luận ngay khi có kết luận nguyên nhân sự cố” - Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết.