Nuôi tép cảnh - một thú chơi mới

ANTĐ - Tép cảnh đã xuất hiện ở Việt Nam từ nhưng năm 80 của thế kỷ trước. Người chơi khi đó chỉ giới hạn đếm trên đầu ngón tay và thậm chí muốn mua tép cảnh cũng không có.

 Nguồn tép cảnh khi đó chỉ từ những người chung sở thích trao đổi. Nhưng đến vài năm trở lại đây, người chơi bể thủy sinh mới thực sự quan tâm đến những chú tép bé nhỏ nhiều màu sắc này.

Ban đầu, người chơi tép cảnh chỉ chú ý đến việc bổ sung những chú tép nhiều màu sắc chỉ bé bằng ngón tay út của em bé cho bể thủy sinh của mình thêm phần long lanh, đa dạng. Nhưng lâu dần, dân chơi tép cảnh bỗng nhận ra, tép còn có một công dụng rất hữu ích là ăn rêu hại trong bể. Cũng chính vì lẽ đó mà nhu cầu nuôi, mua tép cảnh tăng lên nhanh chóng. Cơn sốt tép cảnh cũng vì thế mà bùng lên nhanh chóng. Trên khắp các diễn đàn mạng người chơi bể thủy sinh đua nhau tìm mua tép cảnh. Thậm chí lập hẳn ra những diễn đàn trao đổi, giao lưu về nuôi dưỡng, chăm sóc tép cảnh. Những chú tép cũng vì lẽ đó mà được gắn lên mình những mỹ từ như “Hoàng hậu trong hồ thủy sinh; Thiên thần bé nhỏ”...

Anh Hải một người chơi tép cảnh lâu năm ở Hà Nội cho biết: “Trước đây tôi rất đam mê với bể thủy sinh. Tôi có thể dành cả buổi chỉ để ngắm những chú cá bơi lượn quanh những cây thủy sinh trong bể. Nhưng từ khi biết đến tép cảnh, tôi đã chuyển hẳn sang chỉ chơi tép. Với tép cảnh tôi có cảm giác như một thế giới loài người thu nhỏ. Có đánh nhau, xung đột, cũng có tình cảm yêu đương. Với tép cảnh tôi thấy mình thực sự thư giãn”. Trong nhà anh Hải có 3 bể thủy sinh nuôi 3 loài tép khác nhau. Bên trong bể đầu tiên theo anh kể là hàng trăm “em” tép đỏ, bên cạnh là bể tép đen và tép Huế... Bên cạnh đó anh còn mạnh dạn đầu tư, tìm những loài tép lạ mà chưa mấy người chơi. Thông thường giá mỗi con tép vào khoảng 30.000 - 50.000 đồng. Cá biệt, nhiều con có giá lên tới hàng nghìn USD/con.

 

Một chủ cửa hàng buôn tép cảnh trên đường Hoàng Hoa Thám cho biết: “Người chơi tép cảnh ở Hà Nội thông thường chọn nuôi tép nội - đã sống quen với môi trường ở Việt Nam, sức đề kháng cao và dễ dàng thích nghi ở bể thủy sinh mới. Còn ở trong Nam, thú chơi tép cảnh phát triển đã lâu, người ta thường tìm mua các loài tép ngoại. Khó nuôi nhưng bõ công vì đẹp hơn và chứng tỏ được độ chịu chơi của gia chủ”. H

iện có rất nhiều loại tép ngoại với những cái tên rất kêu đã xuất hiện ở Việt Nam và giành được nhiều sự ưu ái của dân chơi tép như tép cọp (Caridina Tiger), tép ong đỏ (Crytal Red Shrimp), tép Sulawesi, White Pearl, Red Fire, Multidentata... giá những loại tép ngoại này cũng dao động trong khoảng vài chục USD. Đặc biệt, loại tép ong đỏ chỉ bằng đầu tăm nhưng có giá đến hàng trăm USD/con. Thế nhưng, tép ong đỏ vẫn chưa phải là loại đắt nhất. Tép Sulawesi (có nguồn gốc từ vùng đảo Sulawesi của Indonesia) được mệnh danh “Vua tép cảnh” mới giữ vị trí quán quân về giá. Lúc xuất hiện trên thị trường, Sulawesi có giá từ vài trăm đến hàng nghìn USD/con.

Đó là chưa kể đến những thiết bị phụ kiện kèm theo thường được dân chơi tép cảnh gọi là phần cứng. Với mỗi bể có thể tích trên 60 lít riêng đầu tư phần cứng cũng trên dưới chục triệu đồng. Thêm vào đó khi đã chọn nuôi tép làm thú chơi, người chơi tép cũng phải bỏ rất nhiều công sức và tiền của đầu tư. Không phải ai nuôi tép cũng đều thành công, không ít thì nhiều cũng phải có lần chứng kiến đàn tép hàng trăm con “ngửa bụng” lên mặt nước.

Khi những thú chơi chim cảnh, cây cảnh, hoa cảnh, chó cảnh đã trở thành trào lưu cũ thì hiện nay, bể thủy sinh và tép cảnh đang dần lên ngôi. Người chơi tép cũng sẵn sàng chi hàng nghìn USD đầu tư vào những chú tép tuy chỉ bằng đầu đũa này nhưng lại có sức cuốn hút vô cùng mãnh liệt.

Ban đầu, người chơi tép cảnh chỉ chú ý đến việc bổ sung những chú tép nhiều màu sắc chỉ bé bằng ngón tay út của em bé cho bể thủy sinh của mình thêm phần long lanh, đa dạng. Nhưng lâu dần, dân chơi tép cảnh bỗng nhận ra, tép còn có một công dụng rất hữu ích là ăn rêu hại trong bể. Cũng chính vì lẽ đó mà nhu cầu nuôi, mua tép cảnh tăng lên nhanh chóng. Cơn sốt tép cảnh cũng vì thế mà bùng lên nhanh chóng. Trên khắp các diễn đàn mạng người chơi bể thủy sinh đua nhau tìm mua tép cảnh. Thậm chí lập hẳn ra những diễn đàn trao đổi, giao lưu về nuôi dưỡng, chăm sóc tép cảnh. Những chú tép cũng vì lẽ đó mà được gắn lên mình những mỹ từ như “Hoàng hậu trong hồ thủy sinh; Thiên thần bé nhỏ”...

Anh Hải một người chơi tép cảnh lâu năm ở Hà Nội cho biết: “Trước đây tôi rất đam mê với bể thủy sinh. Tôi có thể dành cả buổi chỉ để ngắm những chú cá bơi lượn quanh những cây thủy sinh trong bể. Nhưng từ khi biết đến tép cảnh, tôi đã chuyển hẳn sang chỉ chơi tép. Với tép cảnh tôi có cảm giác như một thế giới loài người thu nhỏ. Có đánh nhau, xung đột, cũng có tình cảm yêu đương. Với tép cảnh tôi thấy mình thực sự thư giãn”. Trong nhà anh Hải có 3 bể thủy sinh nuôi 3 loài tép khác nhau. Bên trong bể đầu tiên theo anh kể là hàng trăm “em” tép đỏ, bên cạnh là bể tép đen và tép Huế... Bên cạnh đó anh còn mạnh dạn đầu tư, tìm những loài tép lạ mà chưa mấy người chơi. Thông thường giá mỗi con tép vào khoảng 30.000 - 50.000 đồng. Cá biệt, nhiều con có giá lên tới hàng nghìn USD/con.

Một chủ cửa hàng buôn tép cảnh trên đường Hoàng Hoa Thám cho biết: “Người chơi tép cảnh ở Hà Nội thông thường chọn nuôi tép nội - đã sống quen với môi trường ở Việt Nam, sức đề kháng cao và dễ dàng thích nghi ở bể thủy sinh mới. Còn ở trong Nam, thú chơi tép cảnh phát triển đã lâu, người ta thường tìm mua các loài tép ngoại. Khó nuôi nhưng bõ công vì đẹp hơn và chứng tỏ được độ chịu chơi của gia chủ”. Hiện có rất nhiều loại tép ngoại với những cái tên rất kêu đã xuất hiện ở Việt Nam và giành được nhiều sự ưu ái của dân chơi tép như tép cọp (Caridina Tiger), tép ong đỏ (Crytal Red Shrimp), tép Sulawesi, White Pearl, Red Fire, Multidentata... giá những loại tép ngoại này cũng dao động trong khoảng vài chục USD. Đặc biệt, loại tép ong đỏ chỉ bằng đầu tăm nhưng có giá đến hàng trăm USD/con. Thế nhưng, tép ong đỏ vẫn chưa phải là loại đắt nhất. Tép Sulawesi (có nguồn gốc từ vùng đảo Sulawesi của Indonesia) được mệnh danh “Vua tép cảnh” mới giữ vị trí quán quân về giá. Lúc xuất hiện trên thị trường, Sulawesi có giá từ vài trăm đến hàng nghìn USD/con.

Đó là chưa kể đến những thiết bị phụ kiện kèm theo thường được dân chơi tép cảnh gọi là phần cứng. Với mỗi bể có thể tích trên 60 lít riêng đầu tư phần cứng cũng trên dưới chục triệu đồng. Thêm vào đó khi đã chọn nuôi tép làm thú chơi, người chơi tép cũng phải bỏ rất nhiều công sức và tiền của đầu tư. Không phải ai nuôi tép cũng đều thành công, không ít thì nhiều cũng phải có lần chứng kiến đàn tép hàng trăm con “ngửa bụng” lên mặt nước.

Khi những thú chơi chim cảnh, cây cảnh, hoa cảnh, chó cảnh đã trở thành trào lưu cũ thì hiện nay, bể thủy sinh và tép cảnh đang dần lên ngôi. Người chơi tép cũng sẵn sàng chi hàng nghìn USD đầu tư vào những chú tép tuy chỉ bằng đầu đũa này nhưng lại có sức cuốn hút vô cùng mãnh liệt.