- Bí ẩn về loài vật được mệnh danh chúa tể trên dãy Himalaya
- Vẻ đẹp độc đáo của loài chim trĩ huyết trên dãy Himalaya
- Loài chim đẹp nhất dãy Himalaya được chọn làm quốc điểu
Kala Patthar là một ngọn núi đá nằm ở độ cao hơn 5.600m so với mực nước biển, được nhiều người ưa thích mạo hiểm biết đến như một trong những nơi có khí hậu khắc nghiệt bậc nhất thế giới. Vào giữa mùa đông (từ tháng 12 đến tháng 2), nhiệt độ nơi đây có thể xuống qua -30 độ C, gió mạnh, tình trạng thiếu hụt oxi trầm trọng và nguy cơ xuất hiện những cơ bão tuyết.
Nói về lý do lựa chọn hành trình này, Vashna Thiên Kim cho biết cô muốn chứng minh sự hiệu quả, thực nghiệm khả năng vượt qua giới hạn thể chất và tinh thần của con người bình thường. Với những đỉnh núi ở độ cao từ 6.000m trở lên, cô được yêu cầu phải có những kỹ năng leo núi, đu dây đặc thù. Do cô chưa từng có kinh nghiệm leo núi nên việc lựa chọn Kala Patthar là nơi phù hợp nhất với chuyến đi này.
Chia sẻ về chuyến đi đáng nhớ này, du khách 9x đến từ Việt Nam cho biết, từ Gorakshep (trạm dừng chân cuối cùng trước khi lên tới các đỉnh núi trên 5.000m) đến Kala Patthar chỉ có khoảng cách 200m nhưng cô cùng đoàn đã phải dành 3 tiếng để leo núi vì địa hình vô cùng hiểm trở và khó khăn, kèm theo gió lớn liên tục thổi đến mức có thể xô ngã người, bụi cuốn lên khiến tầm nhìn hạn chế. Tuy nhiên, cô cho biết mọi thứ đều trở nên đáng giá khi lên đến đỉnh bởi đây là nơi có view ngắm nhìn đỉnh Everest (8.848m) rõ nhất, đẹp nhất, cùng các đỉnh tiêu biểu ở độ cao trên 6.000m khác như: Lho La (6.006m), Nuptse (7.861m)...
Nhớ lại cảm xúc khi chinh phục được độ cao không tưởng này, Vashna Thiên Kiêm kể, vẻ đẹp của Himalaya là sự pha trộn hoàn hảo giữa vẻ đẹp của tự nhiên và con người. Dãy Himalaya vào mùa đông hiện lên như một bức tranh hùng vĩ và kỳ diệu. Những ngọn núi cao chót vót được phủ kín bởi lớp tuyết trắng xóa, lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời, tạo nên một khung cảnh huyền ảo và thanh khiết. Các đỉnh núi chạm mây, tựa như những chiếc vương miện lấp lánh, nổi bật trên nền trời xanh trong. Không gian yên tĩnh đến lạ kỳ, chỉ có tiếng gió lạnh rít qua khe núi và thỉnh thoảng là tiếng tuyết rơi nhẹ nhàng trên mặt đất. Thảm thực vật rừng thông chìm trong màn tuyết trắng, tạo nên một vẻ đẹp vừa hoang sơ vừa quyến rũ.
"Thỉnh thoảng dọc đường đi, chúng tôi lại bắt gặp những ngôi nhà gỗ đơn sơ của người dân bản địa, được quây xung quanh bởi những khu vườn cỏ tự nhiên, với những chú bò Yak đeo chiếc lục lạc trên cổ, tạo nên những âm thanh như chuông reo, báo hiệu cho chúng tôi biết rằng ở nơi đó có sự sống của người dân. Mùa đông ở Himalaya không chỉ là sự khắc nghiệt của tự nhiên mà còn mang đến cảm giác bình yên, như thể cả thế giới đang lắng đọng để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thuần khiết này.” – Vashna Thiên Kim chia sẻ.
Đặc biệt, dù không ít nhà leo núi chuyên nghiệp khuyến cáo rằng không nên thực hiện hành trình vào giai đoạn này do chứa đựng nhiều rủi ro, Vashna Thiên Kim vẫn vượt qua các trở ngại và bước lên đỉnh Kala Patthar trong giữa mùa đông buốt giá để thực hiện một thử thách khác, đó là ngồi thiền 60 phút giữa thời tiết khắc nghiệt và nhiệt độ - 25 độ C mà không sử dụng bất kỳ phương tiện hỗ trợ nào, chỉ mặc một lớp áo mỏng. Hành động này chỉ có thể thực hiện được ở những người đã rèn luyện rất nhiều năm bằng những phương pháp đặc biệt với ý chí “kỷ luật thép". Còn đối với một con ngưòi bình thường, sinh ra và lớn ở ở khí hậu nhiệt đới ấm áp thì cô thì thật sự rất mạo hiểm.
Để đảm bảo sức khỏe, Thiên Kim áp dụng phương pháp thở HaaMa - sử dụng cả mũi và miệng khi thở, tạo ra âm thanh, kết hợp với các động tác cơ thể giúp giải phóng cảm xúc tiêu cực, năng lượng dư thừa, đào thải những độc tố tích tụ. Việc này theo cô là giúp tích trữ một lượng oxy lớn hơn rất nhiều trong cơ thể, đồng thời giúp lưu thông những mạch máu bị tắc nghẽn trong cơ thể do nhiệt độ quá lạnh, từ đó, giảm triệu chứng sưng tấy toàn thân, đau đầu, tức ngực, khó thở và tỏa nhiệt khiến cơ thể bớt lạnh cóng.
“Con người dã quên rằng chúng ta là một phần của thiên nhiên. Khi thiên nhiên sụp đổ, chúng ta cũng không thể sinh tồn. Những hành động từ nhỏ bé nhất trong nhận thức của mỗi ngưòi đều có thể góp phần thay đổi cục diện này khi chúng được thực hiện bằng cả trái tim. Mỗi người chúng ta đều có thể làm gì đó cho hành tinh này, vì sự sống của chính mình và các thế hệ mai sau.” - Vashna Thiên Kim bày tỏ.
Đây không phải lần đầu tiên Vashna Thiên Kim dấn thân vì môi trường. Trước đó, cô từng là đại sứ chính thức của "Giải Marathon Quốc tế Vietcombank Mekong Delta Hậu Giang năm 2022", dùng bước chạy của mình cùng hàng nghìn vận động viên cất lên tiếng nói lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường sống, những nơi đang những hậu quả nặng nề từ hạn hán, xâm nhập mặn và khai thác tài nguyên không bền vững. Nhưng với hành trình và thử thách trên đỉnh Kala Patthar, cô đã bước xa hơn khi sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm để gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh rằng thiên nhiên đang biến đổi nghiêm trọng.