Hỗ trợ khác cứu trợ

Hỗ trợ khác cứu trợ

ANTĐ - Tính đến hết tháng 4 cả nước đã có 6.200 doanh nghiệp giải thể cả tự nguyện và bị cưỡng chế. Đó là chưa kể 11.600 doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng sản xuất kinh doanh hoặc ngừng thực hiện đóng thuế cho Nhà nước. Trong số này doanh nghiệp ngành công nghiệp khai khoáng chiếm 15,5%, doanh nghiệp xây dựng, bất động sản chiếm 10,54% và ngành vận tải kho bãi chiếm 10,09%. Con số này chỉ là phần nổi, bởi nhiều doanh nghiệp không muốn “lộ bệnh” để bị ngân hàng, bạn hàng đẩy vào tình trạng ốm nặng hơn thậm chí “chết” hẳn.

Phải chấp nhận thắt chặt

Phải chấp nhận thắt chặt

ANTĐ - Sau quyết định của Ngân hàng Nhà nước hạ các loại lãi suất điều hành 1%, trong khi lạm phát tính theo năm vẫn ở mức cao tới 16,44%, một số chuyên gia kinh tế đã phân tích, đánh giá: Đây có phải là thời điểm thích hợp để giảm “liều lượng” chống suy thoái hay tiếp tục duy trì các giải pháp chống lạm phát và tái cơ cấu 3 lĩnh vực then chốt của nền kinh tế?

Hành động không chậm trễ

Hành động không chậm trễ

ANTĐ - Không phải Việt Nam phải đánh đổi điều gì mà chính việc tái cấu trúc đầu tư công, doanh nghiệp  Nhà nước và hệ thống ngân hàng sẽ giúp cho Việt Nam tăng trưởng bền vững hơn trong tương lai. Đó là nhận định của Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam vừa diễn ra. Tuy nhiên, ông giám đốc cho rằng, phải tính đến kinh tế thế giới đang yếu đi có thể tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam. Khủng hoảng ở khu vực đồng euro và kinh tế Mỹ yếu đi khiến tăng trưởng kinh tế thế giới ảm đạm trong năm 2012, Việt Nam không thể thờ ơ và né tránh.
Phía trước còn khó khăn

Phía trước còn khó khăn

ANTĐ - Kiên quyết cắt giảm đầu tư công, quyết liệt thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, trước hết là sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất, giảm nhập siêu. Các tập đoàn tổng công ty lớn của Nhà nước thoái vốn đã đầu tư ngoài ngành, dứt khoát không được tham gia hoạt động ngân hàng, công ty tài chính, công ty kinh doanh chứng khoán. Đó là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 9 đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm, bàn về nguyên nhân lạm phát và các giải pháp ứng phó.
Cam kết và thực hiện

Cam kết và thực hiện

ANTĐ - Sau khi lắng nghe và thảo luận với các đối tác của Việt Nam về tình hình kinh tế vĩ mô, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra thông điệp như một lời cam kết: “Chính phủ Việt Nam khẳng định thực hiện hiệu quả Nghị quyết 11 và tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Chúng tôi không dao động với mục tiêu này, không chạy theo tốc độ tăng trưởng”. Cam kết về chính sách ổn định kinh tế vĩ mô là nhất quán, rõ ràng và quyết liệt, song thách thức chủ yếu vẫn là vấn đề thực hiện.
Chưa nên nới lỏng chính sách tiền tệ

Chưa nên nới lỏng chính sách tiền tệ

ANTĐ - Sáng 14-9, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã công bố Báo cáo Cập nhật triển vọng phát triển châu Á, theo đó mức tăng trưởng được dự báo của Việt Nam trong năm nay là 5,8% (giảm so với dự báo hồi tháng 4).
Niềm tin thị trường

Niềm tin thị trường

ANTĐ - Trong một cuộc hội thảo mới diễn ra tại TP.HCM, các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia kinh tế và các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều bày tỏ nỗi lo lắng thật sự trước chiều hướng suy giảm niềm tin vào thị trường của các nhà đầu tư cũng như người dân. Có ý kiến cho rằng, vấn đề này còn nghiêm trọng hơn bất cứ vấn đề nào của nền kinh tế, kể cả so với lạm phát, thâm hụt ngân sách hoặc thâm hụt cán cân thương mại.
Kiên trì kiềm chế

Kiên trì kiềm chế

ANTĐ - Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 tăng 0,93% so với tháng trước. Đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 12 tháng qua. Dưới con mắt quan sát của nhiều chuyên gia kinh tế, điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì phù hợp với quy luật thị trường bởi tháng 8 thường là tháng CPI tăng thấp nhất. Tuy nhiên, sau 8 tháng chỉ tiêu này vượt ngưỡng dưới của chỉ tiêu mà Chính phủ đã điều chỉnh (15-17%) với tốc độ tăng 15,68%. Đồng thời gần sát ngưỡng trên (17%) chỉ còn cách có 1,14%. Có nghĩa, 4 tháng cuối năm chỉ được phép tăng 1,14%.
Chưa vội “nới lỏng”

Chưa vội “nới lỏng”

(ANTĐ) - Theo dõi tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI), nếu từ tháng 1 đến tháng 4 có xu hướng cao lên, thì tháng 5 đã tăng chậm lại còn 2,21%, đến tháng 6 giảm tốc độ chậm hơn chỉ còn 1,09%. Chiều hướng này chắc chắn sẽ tiếp diễn trong những tháng tới.
Đồng tiền đi trước…

Đồng tiền đi trước…

(ANTĐ) - Lạm phát ở nước ta đã có những dấu hiệu giảm tốc. Có một số ý kiến cho rằng, Chính phủ nên bắt đầu nới lỏng tiền tệ để giảm lãi suất nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn.