Nội dung trả lời chất vấn của Thủ tướng: Không có bất kỳ “vùng cấm” nào

ANTĐ - Đúng như lời hứa tại phiên chất vấn của kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, chiều nay, 13-12, Thủ tướng Chính phủ đã công khai toàn bộ phần trả lời của mình với các câu hỏi của các ĐBQH mà ông không đủ thời gian trả lời tại buổi chất vấn sáng 25-11.

Nhân lực với chất lượng cao là nguồn lực chính để tái cơ cấu nền kinh tế. Ảnh: Phú Khánh


Không lấy đất lúa làm sân golf

Trả lời ĐBQH Võ Thị Dung (TP Hồ Chí Minh) về hướng giải quyết đối với tình trạng thiếu bệnh viện, trường học, nhà ở cho người thu nhập thấp, trong khi đó lại thừa khu công nghiệp, sân golf, Thủ tướng khẳng định, việc đầu tư xây dựng và phát triển trường học, bệnh viện luôn được quan tâm đặc biệt. Nhiều đề án, cơ chế, chính sách về phát triển mạng lưới trường, lớp học cũng đã được triển khai thực hiện. Công tác xã hội hoá trong giáo dục, phát triển nhà ở cho sinh viên và nhà ở cho công nhân... cũng được đẩy mạnh, mang lại nhiều kết quả tích cực.

Thực trạng như ĐB nêu là một thực tế mà Chính phủ đang tập trung chỉ đạo, tháo gỡ bằng hệ thống đồng bộ các biện pháp. Trong đó, Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách ưu tiên, ưu đãi phù hợp về vốn, đất đai, thuế… nhằm huy động các nguồn lực xã hội tham gia xây dựng, phát triển trường học, bệnh viện, nhà ở cho người thu nhập thấp...

Thủ tướng Chính phủ cho biết, đã phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 định hướng đến năm 2020 và Quy hoạch sân golf đến năm 2020, trong đó đã tính tới việc đảm bảo diện tích đất trồng lúa 3,8 triệu ha. Sắp tới, Chính phủ sẽ chỉ đạo tổng kết 20 năm đầu tư, phát triển khu công nghiệp nhằm phát triển khu công nghiệp hiệu quả hơn. Chính phủ đã giao trách nhiệm cho các Bộ, ngành, địa phương trong quản lý, giám sát đầu tư sân golf, đảm bảo môi trường, không lấy đất trồng lúa để làm sân golf...

Chuẩn bị kỹ nhân lực cho tái cơ cấu

Về đề xuất thành lập Ủy ban Tái cơ cấu nền kinh tế, xây dựng luật về tái cơ cấu nền kinh tế (chất vấn của ĐB Nguyễn Văn Phúc - Hà Tĩnh), Thủ tướng nhấn mạnh, để tái cơ cấu đạt kết quả, Chính phủ sẽ đề cao trách nhiệm, xác định đúng các trọng tâm, trọng điểm trong từng thời kỳ, bám sát tình hình, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, của xã hội, thường xuyên kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện để kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh cho phù hợp. Các vướng mắc về pháp luật sẽ được Chính phủ xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Quốc hội xem xét, quyết định. Vì vậy, không cần thiết thành lập Ủy ban Tái cơ cấu nền kinh tế và xây dựng một luật riêng về tái cơ cấu. Chính phủ sẽ trình Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng tại kỳ họp thứ 3 của Quốc hội. Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020, Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, trong đó, đặc biệt coi trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Về giải pháp khắc phục tình trạng đạo đức xã hội xuống cấp, tội phạm đang trẻ hóa, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức giảm sút... (chất vấn của ĐB Nguyễn Bắc Việt - Ninh Thuận), Thủ tướng đánh giá, tình trạng ĐB nêu là một thực tế đang gây nhiều bức xúc, lo lắng trong nhân dân. Để khắc phục tình trạng này, Thủ tướng nêu 4 nhóm giải pháp. Theo đó, cần chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ. Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; giảm tệ nạn ma túy, mại dâm; nâng cao hiệu quả quản lý, đấu tranh chống các biểu hiện phi văn hóa, suy thoái đạo đức, lối sống... Đồng thời, tiếp tục thực hiện kiên quyết, kiên trì, đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong bộ máy Nhà nước; xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm, không có bất kỳ “vùng cấm” nào...


Tái cơ cấu Vinashin đã có kết quả

Liên quan tới xử lý trách nhiệm của những tập thể và cá nhân có liên quan đến vụ việc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin và kết quả tái cơ cấu của Vinashin (chất vấn của ĐB Cù Thị Hậu - Hưng Yên và ĐB Trần Văn Minh - Quảng Ninh), Thủ tướng cho biết, đã chỉ đạo tiến hành kiểm điểm trách nhiệm của các tập thể và cá nhân có liên quan theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Tập đoàn Vinashin đã hoàn thành kiểm điểm và đang xem xét để đưa ra các quyết định hình thức xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có sai phạm. Bộ Công an đã khởi tố điều tra và tạm giam theo quy định đối với 9 bị can có hành vi vi phạm pháp luật, truy nã quốc tế 2 bị can. Ngoài ra, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã triệu tập hơn 50 cá nhân khác có liên quan để làm việc, thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ điều tra.

Hiện nay, việc tái cơ cấu Vinashin đang được triển khai thực hiện theo đúng Kết luận của Bộ Chính trị, Đề án của Chính phủ và đã đạt được những kết quả bước đầu. Cụ thể, đã chuyển giao một số doanh nghiệp, dự án về Tập đoàn Dầu khí và Tổng công ty Hàng hải. Đến tháng 10-2011, đã giảm đầu mối 54 đơn vị, chuyển quyền chủ sở hữu, đại diện vốn tại 10 đơn vị, quyền đại diện vốn ở 10 đơn vị, chuyển giao 1 đơn vị. Đồng thời, kiện toàn bộ máy tổ chức, quản lý và nhân sự của Tập đoàn, ổn định một bước tổ chức sản xuất kinh doanh, các nhà máy đóng tàu đã hoạt động trở lại, cán bộ công nhân có việc làm, có thu nhập, đời sống người lao động bước đầu ổn định. Năm 2010, đã hoàn thành và bàn giao 64 tàu với tổng giá trị hợp đồng là 577 triệu USD. Năm nay, sẽ hạ thuỷ bàn giao 74 tàu, tổng giá trị là 584,7 triệu