Nội bộ EU chia rẽ về vấn đề trừng phạt Nga

ANTĐ - Cuộc họp gần đây nhất của EU đã diễn ra với rất nhiều ý kiến trái chiều, một phần cho rằng việc gia tăng áp lực lên Nga là cần thiết, trong khi một vài nước khác muốn đợi kết quả của thoả thuận Minsk mới đưa ra quyết định.

Hầu hết các bộ trưởng ngoại trưởng ngoại giao trong cuộc họp 2 ngày ở thủ đô của Latvia hi vọng rằng thoả thuận Minsk sẽ thành công và không cần tăng thêm các biện pháp trừng phạt với Nga. Các bộ trưởng có thể thoải mái nhắc đến các vấn đề thoả thuận Minsk, sứ mệnh của OSCE và cả trừng phạt Nga trong cuộc họp này.  

Ngoại trưởng các nước EU có quan điểm trái ngược về tình hình Ukraine

Diễn ra 10 ngày trước hội nghị thượng đỉnh chính thức tại Brussels, cuộc gặp này đã cho thấy những quan điểm trái ngược ngay cả trong việc tự động mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

Ngoại trưởng Tây Ban Nha cho biết: “Theo quan điểm của tôi, chúng ta không nên thực hiện bất kì điều gì vào lúc này, hãy cho hoà bình một cơ hội. Tăng cường trừng phạt có thể diễn ra, tuy nhiên chỉ khi không có tiến triển tại Ukraine”.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Ý, Paolo Gentiloni cũng cho rằng, có dấu hiệu khởi sắc về tình hình miền đông Ukraine, nên không cần đến một lệnh trừng phạt mới.

Hi Lạp phản đối mọi lệnh trừng phạt mới miễn là Nga ủng hộ thoả thuận Minsk vì cho rằng không phải bất kì lệnh trừng phạt nào cũng mang tính xây dựng và thành công.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức khẳng định ngắn gọn rằng, điều này phụ thuộc vào việc thực hiện thoả thuận Minsk.

Tuy nhiên, đại điện các nước Anh, Ba Lan, Thuỵ Sĩ và các quốc gia Baltics lại có quan điểm mạnh tay hơn với Nga.

Cụ thể, Ngoại trưởng Lithuania Linas Linkevicius khăng khẳng rằng EU nên kéo dài trừng phạt ít nhất đến cuối năm nay. Trong khi Ngoại trưởng Ba Lan Grzegorz Schetyna kêu gọi EU nên hành động giống Mỹ, Canada và Úc là sử dụng các biện pháp mạnh hơn với Nga.

Trong tuyên bố tổng kết lãnh đạo phụ trách chính sách đối ngoại của EU cho biết điều kiện để trừng phạt được gỡ bỏ là phải có điều gì đó tích cực xảy ra đối với tình hình Ukraine, nếu không các lệnh trừng phạt luôn sẵn sàng được thực hiện.

Thoả thuận Minsk, được kí vào hôm 12-2, hiện đang được chấp hành nghiêm chỉnh tại hầu hếy các vùng ở Donetsk và Luganks, trong đó có cả việc rút vũ khí hạng nặng và hoán đổi tù binh.